1.1 Tổng quan về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.3.3 Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sự phát triển của DNNVV được thực hiện trực tiếp bởi các chủ thể kinh doanh nhỏ và vừa. Để phát triển DN của mình các chủ DN phải tìm mọi cách để có được các nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh doanh, cố gắng tổ chức quá trình kinh doanh hợp lý, hiệu quả dựa vào những điều kiện hiện có, năng lực kinh doanh, tình hình thị trường, phân phối thu nhập đảm bảo u cầu tích lũy... Đó là những nội dung cần thực hiện đối với từng DN nói chung và các DNNVV nói riêng, xuất phát từ những tất yếu kinh tế của quá trình tái sản xuất cá biệt trong các ngành kinh tế hoặc là sản xuất những sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm thể hiện hạn chế của DNNVV như đã phân tích ở phần trước, để thúc đẩy sự phát triển của DNNVV cho đúng hướng và hiệu quả thì rất cần tới vai trị quản lý, hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, có thể hiểu phát triển DNNVV khơng những là hoạt động của bản thân các DN đó, mà cịn là hoạt động mà Nhà nước cần chú trọng. Xét theo phương
diện quản lý Nhà nước đối với DN, những nội dung cơ bản của phát triển DNNVV bao gồm:
Thứ nhất, ban hành pháp luật chính sách phát triển DNNVV với tư cách là chủ thể hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, DNNVV hoạt động vì lợi ích kinh tế, vì vậy rất cần có khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, rõ ràng để yên tâm, hăng hái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhà nước cần đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, bình đẳng trong kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ bằng cách thể chế hóa thành pháp luật, xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán, có hiệu lực cao đảm bảo mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DNNVV so với các chủ thể kinh tế khác.
Để thực thi pháp luật, nhà nước cần có những cơ quan thi hành pháp luật các cấp từ trung ương tới địa phương có năng lực phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp tại các địa bản hoặc lĩnh vực nào đó cụ thể và văn bản pháp luật có liên quan cho DNNVV.
Để tạo thuận lợi cho DNNVV phát triển và đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả quốc gia nói chung và trên địa bàn từng địa phương nói riêng, trong điều kiện các DNNVV là trọng tâm nền kinh tế nhưng thường có nhiều hạn chế về vốn, nhân lực, kinh nghiệm kinh doanh, thị trường, ... Nhà nước cần có hệ thống các chính sách hỗ trợ phù hợp như chính sách tài chính, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách đất đai, hỗ trợ về khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực, xúc tiến mở rộng thị trường... đặc biệt đối với những ngành nghề cần định hướng phát triển.
Bên cạnh đó, để DNNVV có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đến các nguồn lực kinh tế, nhà nước cần thực hiện biện pháp phát triền đồng bộ hệ thống thị trường, đặc biệt là các loại thị trường yếu tố sản phẩm sản xuất như tư liệu sản xuất, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường sản phẩm khoa học công nghệ.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV cần phải được xây dựng thành những kế hoạch cụ thể cả trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn cần thể hiện rõ mục tiêu định hướng phát triển DNNVV, nhưng đó cũng là một
trong những phương diện của định hướng phát triển kinh tế - xã hội, do đó phải phù hợp với định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải phát huy được những tiềm năng lợi thế của DNNVV cho phát triển. Để định hướng phát triển DNNVV, Nhà nước cần nghiên cứu đánh giá đúng đắn tình hình phát triển của DNNVV, dự báo được xu thế phát triển DNNVV trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNNVV trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Chiến lược phát triển DNNVV phải có mục tiêu, quan điểm và các giải pháp mang tính dài hạn với tầm nhìn xa, phù họp sự phát triển của các ngành nghề kinh tế gắn với sự phát triển chung của nền kinh tế. Quy hoạch phát triển DNNVV phải thể hiện rõ định hướng về quy mô, giới hạn phạm vi của sự phát triển DNNVV theo ngành, lĩnh vực và địa bàn, là bước cụ thể hóa của chiến lược phát triển DNNVV. Quy hoạch phát triển DNNVV phải được cụ thể hóa theo phạm vi từng vùng, từng địa phương. Chất lượng của quy hoạch có vai trị rất quan trọng đối với phát triển DNNVV bởi lẽ nhờ đó có thể tránh được những thất thốt lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phái triển DNNVV nói riêng. Kế hoạch phát triển DNNVV là bước tiếp theo của việc cụ thể hóa của chiến lược và quy hoạch phát triển DNNVV, trong đó khơng những thể hiện những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, mà còn phải thể hiện rõ những nguyên tắc hoạch định và xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể để hướng DNNVV phát triển theo những định hương về ngành, địa bàn, thời gian nhất định. Kế hoạch trợ giúp phát triển DNNVV phải bao gồm cả các giải pháp và kinh phí thực hiện, phải được đưa vào kế hoạch hàng năm và 5 năm của các Bộ, ngành, địa phương và nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, xây dựng cơ cấu bộ máy thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV. Để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển DNNVV, nhà nước cần xây dựng tổ chức bộ máy quan lý và thực hiện phù hợp, trong đó cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương trong tổ chức thực hiện kế hoạch.
Về phía các cơ quan trung ương sau khi xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV cần có sự phân cơng rõ trách nhiệm của từng ban, ngành trong việc hướng
dẫn thực hiện kế hoạch, tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, bồi dưỡng kỹ năng trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn xây dựng và nâng cao năng lực cho hệ thống trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về phía các cơ quan Nhà nước ở địa phương phải xây dựng bộ máy thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV từ nhân sự của các sở, ngành liên quan. Bộ máy này phải tích cực xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về phát triển DNNVV ở địa phương, tổng hợp xây dựng các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt, tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và DNNVV nhằm trao đổi thơng tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình thực hiện kế hoạch, thực hiện báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện kề hoạch phát triến DNNVV và các vấn đề cần giải quyết; phối hợp với các tổ chức liên quan thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương theo quy định hiện hành.
Thứ tư kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của DNNVV. Do mục tiêu lợi ích kinh tế và trình độ hiểu biết, tn thủ pháp luật hạn chế, khơng ít các chủ DNNVV có các hành vi vi phạm pháp luật như lập hồ sơ giả để trốn, lậu thuế, kinh doanh hàng giả, hàng hóa và dịch vụ kém chất lượng, kinh doanh trên các địa bàn trái quy hoạch... Do đó các cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của DNNVV nhằm đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, nâng cao trình độ tuân thủ pháp luật kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót, những khó khăn phát sinh trong q trình phát triển DNNVV.