1.2 Các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.2 Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp
1.2.2.1 Nguồn lực tài chính
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh; khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn; khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định qui mô của doanh nghiệp và các cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả của doanh nghiệp trong kinh doanh.
1.2.2.2 Nguồn lực con người
Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành cơng. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng là do con người chế tạo ra, dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lao động có thể sáng tạo ra cơng nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận lớn hơn về cho doanh nghiệp. Cùng với đó, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên nhân tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Trình độ kỹ thuật cơng nghệ
Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Công nghệ tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy, khi sở hữu công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ cơng nghệ thấp thì khơng những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà cịn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân
tố trình độ kỹ thuật cơng nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
1.2.2.4 Năng lực quản trị doanh nghiệp
Yếu tố này đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Và những người quyết định chiến lược kinh doanh chính là đội ngũ quản trị cấp cao của một doanh nghiệp. Bằng tầm nhìn quyết tâm và tài năng của mình, đội ngũ quản trị cấp cao dẫn dắt doanh nghiệp đi tới thành cơng. Có thể thấy, kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân và thiết lập các mối quan hệ, giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
1.2.2.5 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thơng tin hố, nơi thơng tin được coi là một hàng hố, là đối tượng kinh doanh. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thơng tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hố, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh...Ngoài ra, doanh nghiệp cịn rất cần đến các thơng tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thơng tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.
Trong kinh doanh, hiểu biết về thị trường, hiểu được tiềm lực của doanh nghiệp mình và nắm rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, hay xây dựng các chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc học hỏi những doanh nghiệp đi trước để có thể đi
tắt, đón đầu, kịp thời nắm bắt những cơ hội sẽ giúp các doanh nghiệp thành cơng trong ngắn hạn. Cùng với đó, việc khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, cập nhật liên tục sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CHDCND LÀO
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Xiêng Khoảng để phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xiêng Khoảng là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở miền Bắc của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía bắc giáp Tỉnh Lng Phạ Bang, phía nam giáp tỉnh Bolikhamxay, phía đơng giáp tỉnh Nghệ An của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía tây giáp Tỉnh Xay Sổm Bun và tỉnh Viêng chăn. Với vị trí địa lý như vậy, Xiêng Khoảng khơng có thuận lợi so với các tỉnh khác của đất nước trong giao lưu kinh tế với Thủ đô, song lại nằm ở miền Bắc là vùng phát triển chậm trong Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào, đồng thời có sự tiếp giáp với trung tâm kinh tế miền Bắc của Việt Nam với chiều dài biên giới dọc theo dãy núi Trường Sơn khoảng 120 km, do đó cũng có nhiều cơ hội giao thương để phát triển, từ đó các DNNVV trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều thuận lợi hơn để phát triển so với các vùng, miền khác của Lào.
Về địa hình:
Xiêng Khoảng chia thành hai vùng: Vùng núi thuộc địa bàn năm huyện là Mường Khun, Mường Mọc, Mường Nóng Hét, Mường Khăm và Huyện Phu Kụt, với diện tích 11458 km2, chiếm 68% tổng diện tích tồn tỉnh, thích hợp với việc trồng cây công nghiệp như cây cà phê, sa nhân cây trầm, cây ăn quả cây cao su, cây làm thuốc... và chăn nuôi gia súc. Vùng cao ngun và núi có diện tích khoảng 5932.5 km2 chiếm 32% tổng diên tích của tỉnh, gồm có Mường Pạch và huyện Phá Xay thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung như trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Như vậy, xét theo địa hình của tỉnh, vùng núi và vùng cao ngun nhìn chung khơng phải là địa bàn kinh doanh thuận lợi cho DNNVV, nhưng có tác động tạo ra thị trường nông sản đặc thù và thị trường dịch vụ vật tư nơng nghiệp cho DNNVV.
Về khí hậu thời tiết:
Điều kiện, khí hậu thời tiết mỗi vùng có khác nhau, Mường Mọc và Mường Nóng Hét thời tiết lạnh, có nhiêu sương mù. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 8 - 150C và cao nhất khoảng 33-350C, riêng Mường Khăm thì nhiệt độ thấp ấm và tương đối cao từ 25-380C. Còn các huyện như Mường Pạch, huyện Phá Xay, huyện Phu Kụt và Mường Khun thì thời tiết có gió Đơng mát lạnh quanh năm, nhiệt độ từ 15 – 300C. Điều kiện khí hậu thời tiết nhìn chung thuận lợi cho hoạt động kinh tế, do đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển DNNVV.
Về tài nguyên:
Về tài ngun rừng, tỉnh Xiêng Khoảng có diện tích rừng cây tổng cộng khoảng 450.698 ha; trong đó rừng lớn (rừng rậm) chiếm diện tích khoảng 35.443 ha. Rừng thưa có diện tích 40.378 ha, rừng tổng hợp các loại giá trị cao về mặt kinh tế các loại cây thông, cây Pơ Mu, cây Sa Mu, kiền, dầu, chò, tếch... chiếm khoảng 246.384 ha. Rừng ở Xiêng Khoảng có nhiều lồi thú và những lồi chim q cần được bảo vệ như cơng, tri sao, gà lơi lơng tía và gà lơi vắn. Đây là những điều kiện để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản và phát triển du lịch tự nhiên, sinh thái, tạo ra những thuận lợi nhất định cho DNNVV đầu tư vào phát triển dịch vụ du lịch.
Về tài nguyên về đất đai, tỉnh Xiêng Khoảng có tổng điện tích đất là 16.850 km2, chiếm 7.11% của diện tích tồn quốc, trong đó đất trồng trọt khoảng 36.780 ha, đồng cỏ nuôi gia súc 14.302 ha, đất trồng lúa 11.450 ha. Đây là những thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa ngành tạo nguồn hàng nông sản cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Về tài nguyên về nước, tỉnh Xiêng Khoảng có nhiều nguồn nước đủ khả năng sử dụng thuận lợi quanh năm cho phát triển kinh tế đa ngành từ trồng trọt, chăn nuôi đến xây dựng thủy điện, phát triển du lịch và các ngành khác.
Về khoáng sản, tỉnh Xiêng Khoảng có thế mạnh, về tài nguyên thiên nhiên có nhiều loại mỏ như: Mỏ vàng gốc, mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ bơ - xít, mỏ than đá, mỏ chì, mỏ vàng sa khống theo dịng sơng Xiêng Khoảng và các dịng sơng khác. Xiêng Khoảng có mỏ vàng và mỏ sắt nổi tiếng từ ngày xưa đến hiện tại, ví dụ như mỏ
vàng Phu Bỉa (đang khai thác), Phu Hẻ (chưa khai thác) và các địa điểm khác . Đó là những thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp khai thác.
Từ những trình bày trên, có thể thấy, các điều kiện tự nhiên của Xiêng Khoảng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và tới sự phát triển của DNNVV nói riêng. Những tiềm năng về tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành có tác động tạo nguồn hàng và thị trường đầu vào, đầu ra cho DNNVV. Sự đa dạng về địa hình và phân bố tài nguyên thiên nhiên sẽ tác động đến sự phân bố của DNNVV trên địa bàn tỉnh không đồng đều theo ngành và theo vùng. Từ đó, sẽ đặt ra vấn đề với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh là làm thế nào để DN hình thành và phát triển theo những ngành, nghề và trên những địa bàn cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của tỉnh.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Về tổ chức hành chính:
Xiêng Khoảng có 7 huyện bao gồm: Huyện Mường Pạch, Mường Khun, Phá Xay, Mường Mọc, Nóng Hét, Mường Khăm và huyện Phu Kụt với 28 cụm bản gồm 553 bản. Huyện Mường Pạch vừa là trung tâm đơ thị vừa là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm phối hợp công tác giữa trung ương và địa phương.
Về tăng trường kinh tế:
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Xiêng Khoảng không ngừng phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức khá cao và có xu hướng tăng lên: năm 2008 đạt 7,81%; năm 2009 - 7,51%; năm 2010 - 7,87%; năm 2011 - 8,17%; năm 2012 - 8,41%; năm 2013 - 10,77%; năm 2014 - 7,59%; năm 2015 - 10,51%; năm 2016 - 11,18%. Tình hình tăng trưởng GDP cụ thể của tỉnh Xiêng Khoảng được thể hiện qua đồ thị dưới đây.
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn 2008 - 2016
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn 2008 – 2016)
Những số liệu trên cho thấy, kinh tế của tỉnh Xiêng Khoảng dù có giảm đơi chút năm 2014 nhưng nhìn chung tăng trưởng liên tục hàng năm, do đó đã tạo ra những điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho tích lũy và đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung và phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh nói riêng, từ đó DNNVV trên địa bàn tỉnh có thêm cơ hội phát triển tăng thêm hơn. Tuy nhiên, cho đến nay Xiêng Khoảng vẫn là một trong 8 địa phương kém phát triển của CHDCND Lào. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt mức 6,88 triệu kíp/ người (chỉ tương đương với 850.00 USD). Đây là một trong những khó khăn cản trở lớn đối với sự phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh, vì thu nhập thấp gây khó khăn cho việc mở rộng thị trường.
Về cơ cấu kinh tế:
Song song với quá trình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh Xiêng Khoảng cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành
cơng nghiệp và dịch vụ. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh trong những năm qua được phản ánh qua các số liệu của bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn 2006 - 2016
Đơn vị tính: %
Nơng nghiệp Cơng nghiệp Dịch vụ
2006 65 8 27 2007 58 12 30 2008 51 13 36 2009 50 15 35 2010 60 16 24 2011 63 16 21 2012 66 15 19 2013 60 16 24 2014 53 18 29 2015 51 20 29 2016 49 21 30
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Xiêng Khoảng)
Những số liệu trên cho thấy, sự giảm sút tương đối tỷ trọng của nông nghiệp đã tạo ra điều kiện mới cho phân cơng lao động phát triển, theo đó các ngành cơng nghiệp và dịch vụ đã có xu hướng đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng là trình độ phát triển kinh tế đã và đang tạo thuận lợi cho DNNVV có thêm cơ hội để phát triển.
Về dân số và nguồn nhân lực:
Xiêng Khoảng là tỉnh có dân số khá đơng với độ tuổi trung niên ở Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào. Trong những năm qua dân số của tỉnh không ngừng tăng lên.
Tình hình cụ thể về biến động dân số của tỉnh và các huyện trong tỉnh được phản ánh qua các số liệu dưới đây:
Bảng 2.2: Hiện trạng dân số của tỉnh xiêng khoảng giai đoạn 2006- 2016
Đơn vị tính: người Năm Tổng số Mường Pạch Mường Khun Huyện Phá Xay Mường Mọc Nóng Hét Mường Khăm Huyện Phu Kụt 2006 308.511 61.150 52.412 26.210 34.941 37.030 53.873 42.895 2007 314.388 62.757 53.792 26.898 35.862 37.490 53.935 43.654 2008 320.324 64.367 55.172 27.588 36.782 38.083 54.395 43.937 2009 325.968 66.021 56.587 28.292 37.766 38.336 54.735 44.231 2010 331.937 67.707 58.038 29.024 38.690 39.054 54.938 44.486 2011 336.998 69.448 59.526 29.767 39.663 39.098 54.968 44.528 2012 343.050 71.219 61.053 30.530 40.700 39.567 55.154 44.827 2013 350.399 73.103 62.661 31.335 41.772 40.142 55.432 45.954 2014 356.348 74.970 64.269 32.135 42.003 40.554 56.364 46.053 2015 365.268 76.907 65.918 32.963 43.943 40.997 57.247 47.293 2016 372.515 78.609 67.355 34.387 45.372 41.223 57.734 47.835
(Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Xiêng Khoảng, Niên giám thống kê 2006 – 2016)
Những số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng dân số của tỉnh ở mức tương đối cao, trên 1,9%/năm. Dân số cả tỉnh năm 2016 là 372.515 người, mật độ dân số là 22 người/km2. Dân số của tỉnh phân bố không đều theo huyện. Dân cư tập trung chủ yếu tại 3 huyện là Huyện Mường Pạch (chiếm 21,10% dân số của tỉnh) và huyện Mường Khun ( chiếm 18% dân số của tỉnh ), Mường Khăm( chiếm 15,5% dân số của tỉnh ). Do đó, có thể thấy các huyện này có nhiều thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 63% trong tổng dân số, trong đó số người có khả năng lao động chiếm 96% tổng số người trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn lực dồi dào, một tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển DNNVV nói riêng.
Dân cư của tỉnh Xiêng Khoảng gồm có 4 nguồn dân tộc lớn như: dân tộc Lào, Phuôn, dân tộc Hờ Mông và dân tộc Khờ Me cùng sinh sống. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn đối với DNNVV tại tỉnh, song có trình độ phát triển thấp, khó đáp ứng được các yêu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về chất lượng nhân lực.
Về kết cấu hạ tầng giao thông: