Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách

(1) Nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn

Trình độ dân trí, kiến thức khoa học - kỹ thuật và quản lý cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay – vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền vay. Vì vậy, năng lực và trình độ của người vay là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc đúng theo thỏa thuận cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ gốc của các đơn vị.

(2) Nhân tố thuộc về ngân hàng

Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể và chất lượng hoạt động ủy nhiệm của Tổ TK&VV.Các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài củaNHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ

TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. Trước khi thực hiện chuyển tải cho vay các chương trình TDCSưu đãi cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổ chức Hội, đoàn thể phải tuyên truyền cho các hộ vay hiểu kênh tín dụng gì, mục đích vay để làm gì? Mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay của từng chương trình là bao nhiêu? Việc tuyên truyền này phải công khai tại cuộc họp Tổ TK&VV (có sự chứng kiến của tổ viên, tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng thôn/ấp và tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác).

(3) Hoạt động của Ban đại diện Hội Đồng quản trị các cấp.

Tại các chi nhánh NHCSXH tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, quận,Thành phố, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT các cấp có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa phương. Chỉ đạo việc gắn TDCS với kế hoạch giảm nghèo bền vững và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Khi đó công tác xây dựng, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng sẽ sát với thực tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nguồn vốn TDCS sẽ được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả hơn; công tác chỉ đạo tổ chức rà soát bổ sung đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác nhận đối tượng thụ hưởng để vay vốn các chương trình tín dụng kịp thời; chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình giảm nghèo, mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương.

(4) Công tác chỉ đạo, giám sát của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp (đặc biệt làUBND xã).

Vai trò của chính quyền cấp xã được thực hiện từ khâu xác nhận hộ vay đúng đối tượng thụ hưởng đến công tác quản lý, giám sát hoạt động TDCStrên địa bàn khi phối hợp với các hội, đoàn thể trực tiếp hỗ trợ các Tổ TK&VV và khách hàng tại điểm giao dịch xã, định hướng phương án sản xuất và tham gia quản lý nợ vay tại địa

phương. Trong suốt hành trình hoạt động, chính quyền các cấp từ tỉnh, Thành phố đến xã có tích cực tham gia, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình TDCS, coi TDCS là một giải pháp hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương thì hoạt động tín dụng của NHCSXH mới đạt được chất lượng cao.

(5) Hoạt động tác nghiệp của NHCSXH, công tác tham mưu phối hợp với chính quyền, tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ Tiết kiệm & Vay vốn.

Hoạt động tác nghiệp của các nhân viên tín dụng tại địa phương ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của NHCSXH tại địa phương đó. Cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cho vay, giải ngân và đôn đốc giám sát khoản vay của khách hàng. Khi phát hiện ra những sai sót hay những vấn đề rủi ro tiềm tàng thì có thể tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo địa phương cùng các tổ chức đoàn thể có hướng giải quyết kịp thời. Điều này giúp ngân hàng tránh được các nguy cơ rủi ro về vốn, Đồng thời ngân hàng cũng nắm bắt được những nguyện vọng của người vay vốn, nắm được hiệu quả của từng chương trình tín dụng đang thực hiện tại địa phương để có hướng phát triển hoạt động tín dụng phù hợp với các địa phương đó. Công tác tham mưu với các tổ chức hội, đoàn thể và tổ TK&VV sẽ giúp các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao được chất lượng tín dụng của ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)