Hoàn thiện quy trình tín dụng để phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Hoàn thiện quy trình tín dụng để phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị

trị xã hội nhận ủy thác

NHCSXH Thành phố Uông Bí cần hoàn thiện quy trình cho vay theo quy trình chung của nhà nước, đơn giản hóa các thủ tục để giúp người vay tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ ràng, việc cho vay thông qua hoạt động ủy thác thuận lợi hơn.

Hiện nay việc cho vay của ngân hàng chủ yếu diễn ra thông qua hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị xã hội, vì thế để hoạt động tín dụng có chất lượng tốt thì cần phải phát huy được tối đa vai trò của tổ chức này trong quy trình tín dụng. Trong khi cán bộ ngân hàng không đủ người để tiếp cận các đối tượng vay vốn thì việc tiếp cận này tương đối dễ dàng với các tổ chức đoàn thể ở địa phương vì bản chất các thành viên của các tổ chức đoàn thể là người cùng địa phương với đối tượng vay vốn. Do vậy, việc xác định đúng đối tượng vay, hỗ trợ đối tượng vay sử dụng vốn vay có hiệu quả là thuận tiện giảm thiểu sự lãng phí vốn.

Hiện nay, một thực trạng còn tồn tại là cơ cấu các khoản vay thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên không đồng đều. Tỷ lệ số hộ vay thông qua Hội Phụ nữ chiếm phần lớn. Nguyên nhân là do hoạt động của các tổ chức này không đồng đều. Hội Phụ nữ hoạt động đạt hiệu quả hơn các Hội khác. Đặc biệt là hoạt động tuyên truyền vận động của Hội Phụ nữ khá mạnh, sự đoàn kết khăng khít giữa các chị em trong hội là cao. Chính vì thế,

Hội Phụ nữ vận động khuyến khích chị em vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng hoàn trả vốn vay cao hơn.

Trên cơ sở đó, công tác cho vay vốn ưu đãi cần chú ý đến khả năng tiếp cận vốn của các đối tượng ưu đãi thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Tiêu biểu trong đó là nhân rộng mô hình và phương pháp vận động và quản lý vốn vay ưu đãi của Hội Phụ nữ.

Để công tác chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện phương thức ủy thác các chương trình tín dụng chính sách được thuận lợi và hiệu quả, thực hiện quy định tại Điều 5, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng CSXH Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh và Phòng giao dịch thành phố Uông Bí đã tổ chức ký kết văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác, hợp đồng ủy nhiệm với 4 tổ chức đoàn thể bao gồm: Hội nông dân thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữa thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, thànhđoàn và các tổ TK&VV. Trong những năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác thường xuyên phối hợp chặt chẽ để tổ chức triển khai và thực hiện tốt các nội dung công việc đã ký kết, chất lượng hoạt động ủy thác qua các năm được nâng cao. Hằng năm, các tổ chức hội, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện đều ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động nhận ủy thác, thường xuyên đôn đốc chấn chỉnh việc thực hiện các nội dung công việc đã ký với Ngân hàng CSXH cùng cấp; chủ động phân công cán bộ phụ trách địa bàn giám sát tại buổi giao dịch xã; tích cực theo dõi, bám sát tình hình thực hiện công việc ủy thác của tổ chức đoàn thể cấp dưới và ủy nhiệm của các tổ TK và VV, việc chấp hành quy chế hoạt động của tổ TK và VV, quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK và VV. Duy trì họp giao ban theo định kỳ cấp tỉnh 3 tháng/lần, cấp huyện 2 tháng/lần, cấp xã 1 tháng/lần tại điểm giao dịch xã; nội dung các buổi giao ban tập trung phân tích, đánh giá những ưu điểm cần tiếp tục phát huy, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và khó khăn, đồng thời bàn, thống nhất biện pháp khắc phục, chỉnh sửa trong thời gian tới. Để việc triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả, bảo đảm an toàn nguồn vốn của Nhà nước, các tổ chức hội, đoàn thể cũng tích cực phối hợp với Ngân

hàng CSXH cùng cấp tổ chức các lớp tập huấn quy trình nghiệp vụ cho vay; tích cực phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi, trong đó quan tâm tuyên truyền các chính sách tín dụng mới, chủ trương huy động tiền gửi của tổ viên thông qua tổ TK và VV, huy động tiền gửi tại điểm giao dịch xã. Hằng năm Ngân hàng và đơn vị nhận ủy thác đều tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động ủy thác. Là một trong những tổ chức hội tiên phong nhận ủy thác các chương trình cho vay vốn tín dụng chính sách, HND tỉnh xác định, tổ TK và VV là “mắt xích” quan trọng trong quy trình cho vay vốn, nên công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ luôn được HND các cấp quan tâm. Hằng năm, HND tỉnh phối hợp với Ngân hàng CSXH các huyện, thành phố thường xuyên đánh giá phân loại, kịp thời kiện toàn các tổ TK và VV yếu, kém. Chỉ đạo HND cơ sở, các tổ TK và VV rà soát, thẩm định và làm tốt công tác bình xét cho vay đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng. Duy trì nền nếp sinh hoạt tổ để các thành viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau trong đời sống, đồng thời đôn đốc và giám sát trong quá trình sử dụng vốn vay, vận động thành viên gửi tiền tiết kiệm qua tổ theo quy ước. Vì thế, chất lượng tổ TK và VV xếp loại tốt hằng năm được nâng lên. Đến nay, qua đánh giá 1.440 tổ do HND quản lý, xếp loại tốt chiếm 96%, xếp loại khá chiếm 3,5%, tổ trung bình và yếu còn 5 tổ, bằng 0,5%. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát cũng được các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc theo đúng văn bản thỏa thuận với Ngân hàng CSXH. Hằng năm công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác được tổ chức hội, đoàn thể các cấp quan tâm xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm gửi Ngân hàng CSXH cùng cấp để phối hợp thực hiện, do vậy chất lượng kiểm tra không ngừng được nâng lên; các cuộc kiểm tra đều có biên bản ghi nhận; kết quả kiểm tra tổng hợp báo cáo hội cấp trên và gửi Ngân hàng CSXH cùng cấp để theo dõi và phối hợp chỉ đạo khi cần. Đồng chí Lê Thị Minh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nghĩa Hưng cho biết: Xác định hoạt động nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH là “xương sống” cho mọi hoạt động liên quan đến tạo nguồn vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ làm chủ hộ, do vậy

ngoài hoạt động kiểm tra, giám sát trong vai trò là thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện thì hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban thường vụ Hội LHPN huyện luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài kế hoạch kiểm tra đã thống nhất hằng năm giữa Ngân hàng CSXH huyện và Hội, Ban thường vụ Hội LHPN huyện còn xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề riêng, trong đó có kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị còn khó khăn, làm chưa tốt hoạt động nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH. Tiến hành kiểm tra đột xuất đối với những hộ vay thuộc các tổ TK và VV có nợ quá hạn, lãi tồn chương trình cho vay học sinh, sinh viên còn cao, tỷ lệ tiết kiệm qua tổ đạt thấp... Ban thường vụ Hội còn phân công các đồng chí ủy viên phụ trách từng xã, thị trấn và chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo Hội LHPN huyện về hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện. Hằng năm lấy kết quả đánh giá xếp loại của Ngân hàng CSXH đối với Hội cấp cơ sở và các tổ TK và VV làm một tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả công tác của Ban thường vụ và Hội cấp cơ sở. Nhờ đó đến nay tổng dư nợ do các cấp Hội Phụ nữ của huyện quản lý là trên 192 tỷ đồng cho 6.447 hộ phụ nữ vay. Số dư nợ này chiếm trên 51% tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện. Qua 15 năm nhận ủy thác, tỷ lệ hội viên phụ nữ của huyện thoát nghèo đã đạt 54,9%, bình quân mỗi năm thoát nghèo 3,7%, trong đó số hộ nghèo do hội viên phụ nữ làm chủ được Hội giúp đỡ là 579/1.306 hộ, chiếm tỷ lệ 44%... Phát huy hiệu quả vai trò của 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, đến nay, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội là trên 2.555,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99,5% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh; trong đó nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% dư nợ ủy thác, thấp nhất khu vực nam đồng bằng sông Hồng.

Thời gian tới, Ngân hàng CSXH tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể để cùng cộng đồng trách nhiệm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra

3.3.5. Thực hiện phương án củng cố, nâng cao chất lượng quản lý nợ tại Ngân hàngchính sách xã hội Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 84)