Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự báo nợ xấu và thu hồi nợ tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự báo nợ xấu và thu hồi nợ tại Ngân

Căn cứ diễn biến tình hình tiền tệ - ngân hàng, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng Nhà nước và định hướng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, NHNN đã ban hành Kế hoạch thanh tra hàng năm để thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Trong đó, công tác thanh tra chuyên ngành trước hết tập trung vào thanh tra pháp nhân nhằm đánh giá chính xác hơn về thực trạng pháp nhân TCTD; tiếp đó, thanh tra chuyên đề về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, chất lượng tín dụng và một số nội dung trọng yếu khác trong hoạt động của TCTD.

Phương pháp thanh tra kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro tiếp tục được tăng cường với chất lượng ngày càng được nâng cao, đánh giá sát hơn tình hình, thực trạng hoạt động của đối tượng thanh tra.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với vai trò là đơn vị đầu mối triển khai Kế hoạch thanh tra trong những năm tiếp theo của toàn ngành đã tích cực, chủ động hướng dẫn, phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc triển khai kế hoạch thanh tra, báo cáo tiến độ thanh tra; dự thảo, ban hành và công khai kết luận thanh tra; xử lý qua khai thác kết luận thanh tra; chấn chỉnh việc thanh tra Quỹ tín dụng nhân dân. Đồng thời, nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, NHNN đã ban hành Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra ngân hàng để triển khai áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống.

Mặc dù nợ xấu của NHCSXH Thành phố Uông Bí đang ở mức độ cho phép, nợ quá hạn chỉ chiếm dưới 1,2% nhưng lại có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt là các khoản nợ được gia hạn nợ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ Mặc dù chưa phải là nợ quá hạn, nợ xấu nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng trong tương lai.

Vì vậy để hoạt động tín dụng được an toàn thì ngân hàng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát và phân loại các khoản nợ kịp thời nhằm mục đích đảm bảo hộ vay vốn đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, trả lãi và gốc đúng kỳ hạn, giảm thiểu các rủi ro cho ngân hàng.

Theo kết quả điều tra, công tác kiểm tra kiểm soát, tư vấn quản lý vốn vay của NHCSXH Thành phố Uông Bí là chưa tốt lắm. Có 74% số người được hỏi trả lời rằng việc thiết lập mối quan hệ với cán bộ tín dụng dễ dàng, 58% người được điều tra cho rằng thông tin về lãi suất vay vốn điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn chủ yếu được biết từ tổ trưởng tổ TK&VV chứ không phải từ cán bộ tín dụng. Việc cán bộ tín dụng đốc thúc thu nợ và thu lãi cũng còn chưa nhiều, chủ yếu dựa vào các tổ trưởng tổ TK&VV, tổ trưởng các hội đoàn thể. Hiện nay NHCSXH đang quản lý cho vay theo mô hình tổ nhóm và tín chấp, việc kiểm soát vốn tùy thuộc vào trình độ quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV…

Bản thân ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ NHCSXH cần được kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, để ngăn ngừa và phát hiện kịp thờicác sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn.

Tuy nhiên, do giới hạn về nguồn nhân lực và địa bàn phân bổ của các hộ rộng, nên các cán bộ ngân hàng không thể trực tiếp giám sát các địa phương. Chính vì thế, giải pháp hữu hiệu hơn cả là tăng cường chức năng giám sát của các tổ chức đoàn thể tới các cá nhân tham gia vào tổ chức này. Nhân rộng mô hình kiểm tra, kiểm soát của HPN. Các tổ TK&VV đều được thành lập theo đúng quy định, có biên bản họp tổ, có nội quy, quy ước của tổ. Tổ sinh hoạt 01 tháng một lần. Việc bình xét cho vay đảm bảo công khai dân chủ. Sau khi giải ngân, Ban quản lý tổ TK&VV thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, kết hợp với thu lãi hộ vay.

Giải pháp này sẽ tăng mức độ sâu sát của kiểm tra kiểm soát đối với việc sử dụng vốn vay, trả lãi, gốc vay. Chính vì thế, tiết kiệm nhân lực của NHCSXH và hướng các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng như ý thức tự chủ trong công tác thanh toán cho ngân hàng.

Hiện nay, hiệu quả vốn vay đối với các chương trình cho vay tại NHCSXH Thành phố Uông Bí khá cao. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (1,26%), đời sống các hộ ưu đãi vay vốn dần được cải thiện. Tuy nhiên, một số hộ có số nợ tương đối cao công tác thu hồi nợ còn chậm. Nguyên nhân xuất phát từ việc chưa quản lý chặt các đối tượng được vay. Tại nhiều xã, việc quản lý, đốc thúc thu hồi nợ còn kém. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương chưa hiệu quả. Để có thể thu hồi được những khoản nợ có giá trị, NHCSXH cần củng cố và hoàn thiện mạng lưới cho vay và thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là NHCSXH cần tiếp tục triển khai việc tập huấn đào tạo cho các tổ vay vốn, cán bộ xóa đói giảm nghèo xã, các tổ chức chính trị - xã hội có tham gia vào việc thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ.

Hai là tăng tính hiệu lực pháp lý hợp đồng ủy thác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội để quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp trong việc cho vay ưu đãi.

Ba là xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của NHCSXH, tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện đại chúng đểcảnh báo và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế các tiêu cực ở các địa phương khác.

Bốn là cần tăng cường đầu tư hơn nữa trang thiệt bị làm việc, từng bước hiện đại các điểm giao dịch tại 11 xã, phường trong toàn Thành phố. Thường xuyên tiến hành tập huấn nghiệp vụ cho vay, thu hồi nợ và giải ngân cho các bên tham gia vào quy trình tổ chức thực hiện cho vay bao gồm: Cán bộ tín dụng, tổ chức chính trị-xã hội, tổ TK&VV và cán bộ Ban xóa đói giảm nghèo tại các xã, phường. Tiến tới hoàn chỉnh

công tác cho vay và giao dịch toàn bộ tại các điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại các xã, phường.

Năm là phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo nguồn vốn đầu tư tái quay vòng. Tập trung giải ngân triệt để mọi nguồn vốn, không để vốn tồn đọng, nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu tư. Đồng thời đôn đốc thu lãi triệt để, làm cơ sở để thực hiện tốt kế hoạch tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 89)