Nâng mức cho vay và áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt trong hạn mức cho phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nâng mức cho vay và áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt trong hạn mức cho phép

phép

Theo quy định của NHCSXH hiện nay, mức lãi suất và mức vay cho từng chương trình tín dụng của NHCSXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Việc thực hiện cơ chế như trên lý thuyết sẽ đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các vùng miền, giữa các khu vực trên cả nước. Tuy nhiên, do đặc thù khác biệt giữa các vùng miền cũng như sự khác nhau trong quy định chuẩn nghèo, cận nghèo của Chính phủ khiến cho việc áp dụng các chương trình này ở những địa bàn khác nhau như nông thôn, đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về thu nhập và chi phí hoạt động tại các vùng. Song song với đó là tình hình kinh tế suy thoái, chưa có nhiều khởi sắc và mặt bằng chung lãi suất cho vay trên thị trường là tương đối thấp và tăng giảm rất linh hoạt, khi đó việc quy định cụ thể mức lãi suất cho từng chương trình tín dụng sẽ trở nên cứng nhắc, không có sự thay đổi để phù hợp với thị trường. Cụ thể, trong suốt giai đoạn 2013-2017, lãi suất cho vay ưu đãi tại NHCSXH tương đối cao so với mặt bằng lãi suất cho vay nói chung trên thị trường, chẳng hạn như chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, có lãi suất cho vay cao nhất 9%/năm, chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có lãi suất cho vay 9,6%/năm, cho vay hộ cận nghèo 7,92%/năm . Mức lãi suất cho vay này có thể nói là cao ngang bằng thậm chí cao hơn lãi suất cho vay thương mại, vì thế sẽ khó có thể khuyến khích các hộ nghèo vay vốn. Chính vì thế mà dư nợ tín dụng chỉ tăng rất chậm trong năm 2013-2017.

Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là NHCSXH Thành phố Uông Bí cần nghiên cứu để đề xuất NHCSXH tỉnh Quảng Ninh nâng mức cho vay đối với các chương trình cho vay đang áp dụng, có thể có giới hạn theo phạm vi vùng miền, vì thực tế mức cho vay hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân.

Nghiên cứu bổ sung quy định cho phép áp dụng mức lãi suất linh hoạt, có thể quy định trần lãi suất và sàn lãi suất để từng đơn vị có quyền tự chủ, NHCSXH tham mưu cho ban đại diện Hội đồng quản trị cùng cấp quyết định lãi suất và mức cho vay sao cho phù hợp với từng khu vực và tình hình kinh tế nói chung. Ngoài ra cần có cơ chế giám sát để phát hiện và sửa đổi những điểm chưa hợp lý. Đồng thời cũng cần có những quy định về trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm ràng buộc giữa các lãnh đạo NHCSXH trong trường hợp sử dụng vốn sai quy định, không hiệu quả hoặc không phù hợp với thực tế và những nguyên nhân chủ quan khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 81)