Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.6.Một số giải pháp khác

3.3.6.1. Tăng cường công tác tham mưu ban đại diện Hội đồng quản trị

NHCSXH Thành phố Uông Bí cần thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị, phối hợp chặt chẽ với các Hội Đoàn thể để chuẩn hóa từng bước của quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là giai đoạn xác nhận đối tượng và bình xét người vay đủ điều kiện vay của chính quyền và hội đoàn thể cấp xã cũng như cập nhật thường xuyên danh sách hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn quy định. Giai đoạn xác nhận đối tượng vay cũng như số lượng đối tượng nghèo, cận nghèo được bổ sung kịp thời là một trong những giai đoạn đặc biệt quan trọng thể hiện từng Đồng vốn tín dụng ưu đãi có đến được với người cần vốn thực sự hay không. Thực hiện tốt công tác này, hoạt động sử dụng vốn sẽ gia tăng hiệu quả do cho vay đúng đối tượng quy định cũng như những hộ vay nghèo, đối tượng chính sách có thể kịp thời được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ngoài ra, cũng cần tăng cường tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp về vấn đề kiểm tra, giám sát tới từng Tổ chức Chính trị- xã hội và tới từng Tổ TK&VV, tới từng hộ vay để đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng đúng mục đích và nhận định được cụ thể hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn thành phố.

3.3.6.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn

Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cán bộ tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng thì không thể coi nhẹ công tác đào tạo con người. Đối với hoạt động tín dụng của NHCSXH, cần phải có một đội ngũ cán bộ năng lực tốt để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, để tín dụng ưu đãi có chất lượng cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH là công việc phải làm thường xuyên, liên tục.

Đối với cán bộ tín dụng của NHCSXH: hiện tại cán bộ của NHCSXH Thành phố Uông Bí là 9 cán bộ, trong đó có 8 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, 1 cán bộ hợp đồng, đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực quản lý trẻ, nhiệt tình, năng động luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có thể thấy rằng chỉ với 9 cán bộ trong đó cán bộ tín dụng là 4 người thì khó có thể nắm bắt được hoạt động cho vay trên địa bàn Thành phố, Đồng thời việc quản lý vốn vay sẽ không đạt hiệu quả cao nếu cán bộ tín dụng không có trình độ chuyên môn tốt và nắm vững về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế cán bộ tín dụng cần tích cực tham gia các lớp đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp, nghiệp vụ của NHCSXH tỉnh và trung ương tổ chức. Ngoài ra, cần tích cực tìm hiểu về các hoạt động SXKD, chăn nuôi và trồng trọt để có thể tư vấn cho các hộ vay vốn giúp các hộ này sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao.

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và Nhà nước về TDCS. Hàng tuần phải có một buổi cho cán bộ NHCSXH học nghiệp vụ, hàng quý tập huấn các nghiệp vụ như: tín dụng, kế toán, kiểm tra, tin học. Thực hiện việc kiểm tra nghiệp vụ tín dụng của cán bộ định kỳ theo quý, đảm bảo rằng mọi cán bộ tín dụng của NHCSXH đều nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.

Đẩy mạnh tập huấn cho cán bộ nhận ủy thác và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn

Song song với việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngân hàng, để hoạt động có hiệu quả, NHCSXH cần phải tổ chức thêm các khóa đào tạo để bổ sung kiến thức cho đối tượng là cán bộ các tổ chức đoàn thể tham gia các Tổ TK&VV

những người mà hầu hết không có hoặc có ít kiến thức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong hoạt động của NHCSXH thông qua cơ chế ủy thác cho vay.

Việc tập huấn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH tỉnh, Thành phố đối với đội ngũ cán bộ nhận làm nhiệm vụ ủy thác cấp Thành phố, xã được thực hiện thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, trong số các bộ được đào tạo với nhiều lý do khác nhau, có một số người hiện nay không làm nữa, nên việc đào tạo cán bộ nhận ủy thác phải làm thường xuyên; Đồng thời với việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, định kỳ hàng quý thông qua cuộc họp giao ban giữa NHCSXH Thành phố với các tổ chức hội cấp Thành phố, xă; ngân hàng thông báo các chính sách tín dụng mới cho cán bộ hội biết.

Để Ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt, NHCSXH tỉnh, Thành phố cùng các tổ chức hội thường xuyên tập huấn cho Ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng..., làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH như cán bộ ngân hàng. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự là cánh tay vươn dài của NHCSXH Thành phố.

Từ đó, hướng dẫn các hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro…Đồng thời, các thành viên ban quản lý tổ là cán bộ tuyên truyền về chính sách cho vay của NHCSXH. Ban quản lý tổ phải được thường xuyên dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Cácvăn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ của NHCSXH, tổ chức hội cùng NHCSXH Thành phố sao gửi kịp thời đến tất cả tổ trưởng tổ vay vốn.

Việc tập huấn cho cán bộ nhận ủy thác và ban quản lý tổ TK&VV nên được tổ chức dưới hình thức các lớp học định kỳ hàng tháng, để bộ trợ kỹ năng về nghiệp vụ tín dụng, ngoài ra nên tổ chức các buổi hội thảo giữa NHCSXH và các tổ chức khuyến nông, các tổ chức hỗ trợ khác để nâng cao hiểu biết của các đối tượng này về hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt. Định kỳ hàng tháng kiểm tra trình độ nghiệp vụ của ban quản lý hội đoàn thể, của ban quản lý tổ TK&VV. Đánh giá trình độ chuyên

môn nghiệp vụ đi kèm với các chế độ khen thưởng đối với các cán bộ có kết quả cao và có biện pháp xử lý phù hợp với cán bộ chưa làm tốt.

3.3.6.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn

Tiếp tục rà soát lại chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV: NHCSXH Thành phố Uông Bí cần tăng cường kiểm tra các tổ TK&VV bị xếp loại trung bình, yếu kém để tiến hành phân tích, làm rõ nguyên nhân và làm căn cứ để thực hiện việc củng cổ, kiện toàn lại Tổ, thực hiện tốt bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi theo đúng quy định. Để nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo hoạt động của Tổ TK&VV hiệu quả, ngân hàng cần chỉ đạo cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn thường xuyên phối hợp với tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác để kiểm tra, rà soát hoạt động của Tổ, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong hoạt động Tổ, kịp thời củng cố, kiện toàn các Tổ yếu kém, gắn trách nhiệm cán bộ theo dõi địa bàn với chất lượng hoạt động của Tổ tại địa bàn được phân công theo dõi. Việc củng cố kiện toàn các Tổ phải được xác định là việc làm thường xuyên tại các xã. Xây dựng kế hoạch kiểm trả kiểm soát nội bộ, phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể kiểm tra 100% tổ TK&VV.

Tăng cường giám sát hoạt động bình xét hộ vay vốn tại các tổ TK&VV, lựa chọn tổ trưởng và lãnh đạo tổ là những người có năng lực, có đạo đức và tâm huyết đối với hộ nghèo để đảm bảo việc bình xét công khai, dân chủ.

Chi trả đầy đủ, kịp thời hoa hồng cho tổ trưởng nhằm động viên họ thực hiệntốt chức năng nhiệm vụ của mình.Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ trưởng tránh tình trạng tổ trưởng thu nợ, thu lãi không nộp vào ngân hàng.

3.3.6.4. Kết hợp với công tác khuyến nông và dạy nghề cho các hộ vay vốn

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các hộ vay vốn sử dụng vốn chưa hiệu quả, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng hoặc không tiếp tục vay vốn để tái sản xuất đó là kiến thức kỹ thuật và quản lý các nguồn lực sản xuất kinh doanh của các hộ vay chưa cao. Thực tế các hộ vay là hộ nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn, vì thế cơ hội tiếp cận với các kiến thức khoa học kỹ thuật mới về trồngtrọt,

chăn nuôi là rất hạn chế. Chính vì lẽ đó cùng với việc cung ứng vốn cho hộ ưu đãi cần phải giúp đỡ họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trồng trọt và chăn nuôi để có thể trả nợ và thoát cảnh nghèo. Để có thể giúp các hộ vay vốn có nhiều kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, chăn nuôi trồng trọt, thì NHCSXH cần phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên mở các lớp khuyến nông, dạy nghề cho hộ vay vốn, phát các loại tài liệu để phổ biến các kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt tại các buổi giao dịch tại xã, thị trấn giúp hộ vay vốn biết cách sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Từ đó mới đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho ngân hàng, thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 93)