Kinh nghiệm củaNgân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm củaNgân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang

Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh Bắc Giang đến đầu tháng 8/2015, tổng dưnợ cho vay các chương trình tín dụng của chi nhánh là 2.867 tỷ đồng; tăng trưởng dư nợ tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay nước

sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… Chất lượng tín dụng được nâng lên, nợ quá hạn thấp, chỉ còn 5,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,19% tổng dư nợ. Doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Giang đạt 509 tỷ đồng; 18.027 lượt khách hàng vay vốn, tập trung vào một số chương trình như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn,… Vốn TDCS được ưu tiên đối với các xã nghèo, vùng nghèo, xã xây dựng nông thôn mới ở các Thành phố Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa, Yên Thế. Nguồn vốn TDCS trên đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giúp người dân từng bước thoát nghèo bền vững.

Để đạt được những thành quả đó thì NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt những công tác quản lý, đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV.

Thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra giám sát; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là về trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của hộ vay ngay từ khâu bìnhxét cho vay.

Ban đại diện NHCSXH tỉnh Bắc Giang đề nghị NHCSXH Việt Nam cho phép chi nhánh được chủ động điều hòa nguồn vốn giữa các chương trình. Trước mắt là nguồn vốn thu hồi của chương trình tín dụng học sinh, sinh viên điều chuyển sang cho vay chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo.

Với việc Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn được đưa vào ban đại diện NHCSXH đã tăng cường vai trò chỉ đạo của ban đại diện NHCSXH, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn nhằm triển khai có hiệu quả nguồn vốn tín dụng tại địa phương.

Ngân hàng sẽ phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai có hiệu quả các chính sách của nhà nước, nhất là ở vùng khó khăn, kinh tế chậm phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 32)