6. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Kinh nghiệm củaNgân hàng chính sách xã hộiThành phố Hà Nội
Năm 2015 NHCSXH chi nhánh Hà Nội được vinh danh là chi nhánh xuất sắc nhất toàn hệ thống. Theo báo cáo của NHCSXH, tổng nguồn vốn huy động và quản lý tại NHCSXH Thành phố Hà Nội đến cuối năm 2015 đạt 5.188 tỷ đồng, tăng 451 tỷ đồng (9,5%) so với năm 2014; riêng nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt
1.305,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,2% trên tổng nguồn vốn, tăng 208,9 tỷ đồng (19%) so với năm 2014, Trong đó: nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách Thành phố tăng 193 tỷ đồng, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách Quận, Thành phố, Thị xã và Mặt trận tổ quốc cấp Thành phố tăng 15,9 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được giữ vững và có nhiều chuyển biến tích cực, nợ quá hạn đến cuối năm là 5,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng dưnợ, giảm 1,7 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,05%). Để đạt được những thành tựu đó thì NHCSXH Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các công tác quản lý:
Phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đoàn thể các cấp triển khai quyết liệt nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn tồn đọng. Hoạt động TDCS đã được đưa vào các Nghị quyết của Đảng uỷ xã, tạo cơ sở tích cực cho việc triển khai thực hiện. Hầu hết các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương đã nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách của Chính phủ về TDCS, từ đó tích cực vào cuộc chỉ đạo sát sao cũng như thực hiện việc uỷ thác, vay vốn ưu đãi, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Luôn sát sao chỉ đạo các phòng giao dịch NHCSXH quận/Thành phố/thị xã xây dựng phương án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% hoặc tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% nhưng có xu hướng nợ xấu phát sinh tăng. Bên cạnh đó, tích cực kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro.
Thường xuyên quan tâm, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, coi đây là xương sống để triển khai TDCS. Thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Điểm giaodịch xã. Hằng năm, chi nhánh tiến hành tổ chức kiểm tra toàn diện, phúc tra đến 100% các đơn vị trực thuộc, đồng thời phối hợp với các hội, đoàn thể, Sở, ban ngành kiểm tra theo chuyên đề.Đặc biệt, gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách nhằm tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ được giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.
1.3.4. Bài học đối với Ngân hàng chính sách xã hộiThành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các NHCSXH địa phương khác như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Giang là những địa phương có điều kiện, tiềm năng kinh tế tương Đồng với Quảng Ninh, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHCSXH Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đó là:
Một là, hội, đoàn thể, chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc bình xét hộ vay vốn và giám sát nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao. Khi hoạt động bình xét, giám sát vốn vay của các hội, đoàn thể nghiêm túc, tích cực, đúng quy trình thì sẽ hạn chế được các rủi ro mất vốn cho NHCSXH do cho vay sai đối tượng hay việc các đối tượng vay vốn không chịu trả nợ khi đến hạn.
Hai là, sự tham gia của chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn vào ban đại diện HĐQT NHCSXH Thành phố đã góp phần triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH tại địa phương. Đồng thời tăng cường tốt công tác quản lý tín dụng của ngân hàng. Chủ tịch xã là người am hiểu sâu sắc về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, từ đó có thể tham mưu cho HĐQT ngân hàng về việc thực hiện các chương trình tín dụng tại địa phương một cách hiệu quả nhất.
Ba là, ban quản lý NHCSXH Thành phố Uông Bí phải luôn chủ động ngăn ngừa các rủi ro tín dụng có thể phát sinh bằng các biện pháp như giám sát chặt chẽ nguồn vốn và tình hình cho vay, quá trình giải ngân của ngân hàng.
Bốn là, NHCSXH Thành phố Uông Bí cần phải có sự chủ động điều hòa vốn giữa các chương trình tín dụng để có thể có nguồn vốn phục vụ cho các chương trình tín dụng mang lại hiệu quả cao ở Thành phố, tránh dư thừa, ứ đọng nguồn vốn docó những chương trình tín dụng không cho vay được.
Năm là, con người là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Vì thế cần gắn trách nhiệm và việc đánh giá xếp loại các cán bộ tín dụng với kết quả hoạt động các chương trình tín dụng tại địa phương mà cán bộ tín dụng đó phụ trách.
Hoạt động TDCS có vai trò quan trong trong XĐGN, giải quyết việc làm và phát triển nông nghiệp nông thông, qua đó tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội, kéo ngắn khoảng cách giàu nghèo… Chương 1 của luận văn với mục tiêu hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nâng cao chất lượng TDCS đã phân tích và làm rõ các khái niệm về tín dụng ngân hàng, TDCS, nâng cao chất lượng TDCS; các nội dung nâng cao chất lượng TDCS được trình bày logic và có hệ thống với các tiêu chí đánh giá chất lượng TDCS như tỷ lệ nợ quá hạn, vòng quay vốn, số hộ thoát nghèo… Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực trạng tại chương 2 của luận văn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và làm rõ các kinh nghiệm của các địa phương trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến nâng cao chất lượng TDCS giúp Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có sơ sở thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ,
TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh cách Thành phố Hạ Long 45 km, cách Hà Nội 120 km, cách Hải Phòng 30 km. Vị trí địa lý của Uông Bí nằm trong khoảng từ 21000’ đến 21010’ Vĩ độ Bắc và từ 106040’đến 106052’ kinh độ Đông:
- Phía Bắc giáp Thành phố Sơn Động - tỉnh Bắc Giang; - Phía Nam giáp thị xã Quảng Yên và Thành phố Hải Phòng; - Phía Đông giáp Thành phố Hoành Bồ;
- Phía Tây giáp thị xã Đông Triều.
Thành phố Uông Bí nằm cách không xa hai khu trung tâm kinh tế lớn Hải Phòng và Hạ Long, có đường Quốc lộ 18, đường Quốc lộ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Uông Bí là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.Với vị trí và những lợi thế, Uông Bí có điều kiện phát triển nhanh kinh tế - xã hội, thực hiện đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các vùng xung quanh và tỉnh Quảng Ninh trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Thành phố có 11 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 2 xã; 101 thôn, khu với diện tích tự nhiên là 25.546,40 ha, trong đó 4.420,56 ha là diện tích dất sản xuất nông nghiệp, bằng 17,39 % diện tích đất tự nhiên, 13.554,58 ha là diện tích đất lâm nghiệp bằng 53,66% diện tích đất tự nhiên, 4.965,17 ha là diện tích đất ở, đất chuyên dùng bằng 19,44% diện tích đất tự nhiên, 1.020,75 ha là diện tích đất chưa sử dụng, bằng 3,99% diện tích đất tự nhiên, còn lại đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
Theo báo cáo điều tra dân số tại Chi cục thống kê Thành phố Uông Bí đến năm 2017. Thành phố gồm 14 dân tộc anh em sinh sống với 125.981 người (đồng bào dân tộc thiểu số khoảng trên 4.000 người) toàn Thành phố có 281 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,89%; có 522 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 1,65%.
Cơ cấu kinh tế theo số liệu thống kê cuối năm 2017: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6,9%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 51,5%; ngành dịch vụ chiếm 41,6%.
2.2. Thực trạng đói nghèo và việc làm tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Thực trạng đói nghèo và giảm đói nghèo trên địa bàn Thành phố
Uông Bí là đô thị loại II của tỉnh với quy mô dân số trên 30.600 hộ dân, trong đó dân thành thị là gần 29.000 hộ. Theo Phòng Lao động, thương binh và xã hội Thành phố Uông Bí, cho biết: Rà soát theo hộ nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo thành thị của Uông Bí chiếm khoảng 1,35% và cận nghèo là 1,67%. Đa số các hộ nghèo đô thị chủ yếu tập trung ở những hộ người cao tuổi không có điều kiện tiếp cận thông tin, hộ có người ốm đau dài ngày, đông người ăn theo… Năm 2017, Thành phố đặt mục tiêu giảm 76 hộ nghèo, nhiều hơn 6 hộ so với chỉ tiêu tỉnh giao. Trên cơ sở phân loại nguyên nhân nghèo, Thành phố giao cho các xã, phường tập trung triển khai việc giúp đỡ thoát nghèo có địa chỉ, triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, trong giai đoạn 2013-2017, Ban chỉ đạo của Thành phố đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các xã, phường; điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; thực hiện lồng ghép các hoạt động giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới; Tổ chức tuyên truyền và phổ biến chính sách về giảm nghèo nhằm giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo hiểu biết về những chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó thay đổi nhận thức và cách thực hiện mô hình phát triển kinh tế phù hợp để giúp họ vươn lên thoát nghèo...
Các các xã, phường phối hợp với NHCSXH cho các hội nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tổng số vốn cho vay hộ nghèo từ năm
2013-2017 đạt hơn 19 tỷ đồng; hộ cận nghèo hơn 50 tỷ đồng; cho vay tín dụng HSSV trên 9 tỷ đồng... Bên cạnh đó, Thành phố đã tích cực triển khai cấp thẻ BHYT và tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, giúp người nghèo được hưởng các dịch vụ y tế kịp thời. Kết quả, 5.153 người nghèo được khám chữa bệnh, với tổng kinh phí trên 659 triệu đồng.
Phát huy kết quả 5 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo, giai đoạn 2018- 2020 Thành phố Uông Bí tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, ngành, hội đoàn thể các cấp; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gắn với Chương trình giảm nghèo; thực hiện giảm nghèo theo hướng “Bền vững, công bằng, ổn định và hội nhập”; tạo điều kiện hỗ trợ các nguồn lực từ xã hội và phát huy nội lực của từng gia đình hộ nghèo, tích cực huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá để tập trung cho công tác giảm nghèo đảm bảo nhanh và bền vững. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, đảm bảo 100% hộ ngèo được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0.45% (theo chuẩn nghèo mới)
2.2.2. Thực trạng việc làm của người lao động trên địa bàn Thành phố
Theo số liệu thống kê, số lượng lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm. Nếu năm 2013 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là 36,05%, thì đến năm 2017 tỷ lệ này giảm xuống còn 18,54%. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng của lực lượng lao động Thành phố Uông Bí tăng lên trong những năm qua. Như vậy, lao động Thành phố Uông Bíbắt đầu đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho các cơ sở sử dụng lao động mà còn giúp cho người lao động có thêm cơ hội việc làm cho bản thân.
Trong thời gian qua, Thành phố Uông Bí đã xây dựng nhiều chương trình, đề án
và tổ chức thực hiện nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Nhờ đó, số lượng người có việc làm hàng năm tăng lên, trong năm 2013, tỷ lệ việc làm tăng mạnh 5% và khoảng 3.000 công việc được bổ sung do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên,
thành phố Uông Bí chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu lao động với khoảng 1.200 lao động trẻ sẵn sàng tham gia vào lực lượng lao động, 900 lao động nghỉ hưu hàng năm và tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương thấp, đến 31/12/2017, tạo việc làm mới cho 1.952 lao động. Điều này cho thấy tình trạng giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phốđã ổn định hơn rất nhiều. Tỷ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động chỉ chiếm khoảng 98,6%.
Đối với Thành phố Uông Bí trong thời gian qua do nhiều tác động khách quan như quá trình công nghiệp hóa với sự hình thành các Khu công nghiệp tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng khiến cho hàng nghìn hécta đất canh tác của các hộ nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng, đã làm cho số lượng việc làm trong khu vực nông nghiệp giảm, số lượng việc làm trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, do đó, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm, còn ngành công nghiệp - dịch vụ tăng lên.
2.3. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Sự hình thành và phát triển
NHCSXHThành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh được thành lập từ năm 2003 theo Quyết định số 548/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, với mục tiêu chuyển tải hoạt động TDCS của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố Uông Bí với mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm,... góp phần đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định chính trị và đảm bảo an sinh xã hội.
NHCSXHThành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh có địa chỉ tại; Số 32, Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ khi thành lập đến nay với mục tiêu “Vì hạnh phúc của người nghèo, vì an sinh xã hội”, những năm qua NHCSXHThành phố Uông Bí đã luôn làm tốt vai trò là cầu nối giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.
BAN GIÁM ĐỐC
TỔ KẾ HOẠCH - NGHIỆP VỤ TỔ KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ
Điểm giao dịch phường, xã A Điểm giao dịch phường, xã B Điểm giao dịch phường, xã C
Để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và giảm bớt thời gian đi lại của khách hàng, NHCSXHThành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã mở 11 điểm giao dịch tại 11 xã, phường với 159 Tổ TK&VV được đặt tại các thôn, khu trong toàn Thành phố. Tại các điểm giao dịch, đều công khai chế độ chính sách tín dụng ưu đãi, hướng dẫn thủ tục, hòm thư góp ý, qua đó kịp thời nắm bắt được các thông tin phản ánh từ người dân. Cách làm này đã tạo thuận lợi rất lớn trong việc kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của