Các giai đoạn tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (thơng thường): * Giai đoạn chuẩn bị xét xử:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

* Giai đoạn chuẩn bị xét xử:

Được quy định chi tiết tại Mục II. Chuẩn bị xét xử của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nêu rõ: sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa phải giải quyết ngay việc có áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hay không, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án quyết định (Điều 278).

Giai đoạn chuẩn bị xét xử, Viện kiểm sát chỉ có quyền rút quyết định truy tố và đề nghị Tồ án đình chỉ vụ án, nhưng khơng ít trường hợp, hồ sơ vụ án vẫn đang do Toà án thụ lý, Tồ án khơng có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng bằng một công văn Viện kiểm sát xin rút lại hồ sơ vụ án với nhiều lý do khác nhau. Hầu hết các Toà án khi nhận được Công văn của Viện kiểm sát đều đáp ứng yêu cầu. Nhiều trường hợp sau khi Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát, thời hạn chuẩn bị xét xử đã hết nhưng Viện kiểm sát không trả lại hồ sơ vụ án cho Tồ án và Tồ án cũng khơng u cầu Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án, coi như vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát chứ khơng phải của Tồ án; trong khi đó thì Tồ án vẫn thụ lý vụ án.

Việc trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung cũng cịn nhiều vấn đề Bộ luật tố tụng hình sự quy định chưa đầy đủ như: Trường hợp chỉ cần truy tố lại chứ không cần điều tra lại bất cứ một tình tiết nào của vụ án, nhưng trong quyết

định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung vẫn phải ghi "để điều tra bổ sung". Việc điều tra bổ sung đối với phần dân sự trong vụ án hình sự chưa được Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể, mặc dù Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự”.

* Giai đoạn bắt đầu phiên tòa:

Chủ tọa phiên tòa phải đảm bảo các thủ tục cần thiết tại giai đoạn bắt đầu phiên tòa như: những người tham gia tố tụng lắng nghe chủ tọa giải thích quyền và nghĩa vụ,thư ký tịa báo cáo chủ tọa kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng, giải quyết yêu cầu thay đổi của người tiến hành tố tụng (nếu có yêu cầu)…

* Xét hỏi tại phiên tòa:

Tại Điều 307 khoản 2 BLTTHS năm 2015 đã quy định: “1. Hội đồng xét xử … thứ tự hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, … thực hiện việc hỏi”. [29, tr.254].

Trước khi chuyển sang phần xét hỏi, chủ toạ phiên toà sẽ tuyên bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tồ, nếu khơng ai có ý kiến thêm.Thủ tục xét hỏi được xem là bước kiểm tra chứng cứ cuối cùng mà Viện kiểm sát đã gửi phần buộc tội cho Tòa.

* Tranh luận tại phiên tòa:

Tranh luận tại phiên tòa là giai đoạn rất quan trọng. Một phiên tòa xét xử vụ án hình sự có dân chủ hay khơng, phụ thuộc vào kết quả của phần tranh luận tại phiên tồ. Do đó, địi hỏi chủ tọa phiên tịa cần phải tập trung cao độ tại phần tranh luận này để việc tranh luận tại phiên tòa đạt kết quả cao nhất qua đó sẽ làm sáng tỏ vụ án hình sự.

Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 08 vàongày 02 tháng 01 năm 2002 với nội dung như sau: “Khi xét xử, các tòa án phải bảo đảm cho mọi cơng dân

đều bình đẳng …khách quan, dân chủ; Hội thẩm và Thẩm phán …thuyết phục và trong thời hạn quy định”.

Đến ngày 02 tháng 6 năm 2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ rõ:“Đổi mới việc tổ

chức phiên tòa xét xử …… nâng cao chất lượng tranh tụng …..hoạt động tư pháp”. Nguyên tắc tranh tụng tức là thông qua việc tranh luận tại phiên tòa

giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền con người mà Đảng và nhà nước bảo vệ. Điều 26 BLTTHS năm 2015 về tranh tụng trong xét xử được bảo đảm:

“Trong quá trình khởi tố, ……tranh tụng tại phiên tòa”.

Bản chất của tranh tụng thể hiện ở việc:

Các chủ thể tranh tụng đều bình đẳng, được biết về chứng cứ và lập luận của nhau, tức là được đưa ra các chứng cứ và lập luận của mình và cũng có thể phản bác lại. Để tìm ra sự thật khách quan của vụ án thì có rất nhiều cách, nhưng có thể khẳng định tranh tụng là một trong những phương pháp tốt nhất để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, vì thơng qua việc tranh tụng tại phiên tòa sẽ bảo đảm được quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Vấn đề đặt ra là các chủ thể gồm bên buộc tội và bêngỡ tội phải có sự bình đẳng với nhau trong hoạt động tố tụng như việc thu thập, đánh giá chứng cứ và trên nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, ngược lại bên gỡ tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh sự vơ tội của mình, lúc này Tịa án sẽ phải đóng vai trị là trọng tài căn cứ phần tranh tụng của các bên nhằm đánh giá tính đúng sai và phán xét đưa ra bản án khách quan, chính xác, cơng bằng.

So sánh quy định về thủ tục tố tụng tại phần tranh luận ở Bộ luật cũ và Bộ luật mới thìtại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định là không tách phần xét hỏi và tranh tụng thành hai phần riêng biệt mà quy định chung trong

Mục V “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” cụ thể tại Điều 320 BLTTHS năm 2015 đã quy định thứ tự cho ý kiến trong phần tranh luận:

“1. Sau khi kết thúc ….. khơng có tội.

2. Bị cáo trình bày …… bổ sung ý kiến bào chữa. 3. Bị hại đương …….. trình bày bổ sung ý kiến. 4. Trường hợp vụ án ……..trình bày luận tội”.

Bên cạnh đó tại Điều 321 Luận tội của Kiểm sát viên quy định:

“1. Luận tội của Kiểm sát viên …… tại phiên tòa. 2. Nội dung luận tội ……với vụ án.

3. Đề nghị kết ……, xử lý vật chứng. 4. Kiến nghị ….. pháp luật.”

Tại Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về vấn đề tranh luận tại phiên tòa:

“1. Bị cáo, người bào …. với vụ án. Bị cáo, người bào ……của mình. 2. Kiểm sát viên phải …..phiên tòa. Người tham ….. người khác.

3. Chủ tọa phiên tòa …… ý kiến lặp lại. Chủ tọa phiên tòa ……ranh luận.

4. Hội đồng xét xử …….bản án.”

Các quy định tại các Điều 321 và Điều 322 liên quan đến thủ tục tranh tụng tại phiên tịa cũng như trình tự tranh luận đã giúp choThẩm phán chủ tọa phiên tòa chủ động hơn trong việc điều hành phần tranh luận tại phiên tòavà điều này là rất cần thiết, tạo ra phiên xét xử có chất lượng.

* Nghị án

Theo quy định khi Hội đồng xét xử đã nghị án thìkhơng ai được vào phòng nghị án. Khi bắt đầu cuộc nghị án, Chủ tọa phiên tòa phải nêu các nội

dung cần nghị án thông qua diễn biến của phiên tòa, các vấn đề cần quan tâm như sau:

− Tội danh;

− Điều khoản áp dụng;

− Tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sựhoặc tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự;

− Hình phạt, vấn đề bồi thường thiệt hại; − Xử lý vật chứng của vụ án;

− Án phí và quyền kháng cáo.

Khi nghị án, Chủ tọa phiên tòa phải nêu nội dung cần thảo luận liên quan đối với mọi vấn đề. Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định Chủ tọa phiên tòa phát biểu thảo luận sau cùng, với vai trị là Thẩm phán thì biểu quyết sau cùng. Vì thế, việc chủ tọa phiên tòa nêu quan điểm trước hoặc sau khi Hội thẩm có ý kiến cũng khơng ảnh hưởng gì. Khi có vấn đề cần thảo luận hoặc chưa thống nhất, thì tiếp tục thẳng thắn trao đổi, lúc này các Hội thẩm sẽ được Chủ tọa giải thích căn cứ trên các quy định của pháp luật. [34, tr.223].

* Tuyên án

“Tuyên án” là việcHội đồng xét xửsẽ công bố bản án và các quyết định khác cơng khai trước phiên tịa. Thơng qua bản án đó, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác biết được bản án hoặc những quyết định khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đúng quy định pháp luật. Khi tuyên án, một thành viên của Hội đồng xét xửhoặc Chủ tọa có thể tuyên đọc nguyên văn bản án. Trường hợp bản án dài, Hội đồng xét xử có thểphân cơng các thành viên thay nhau đọc. Cũng theo quy định, mọi người có mặt trong phòng xử án phải đứng dậy nghe tuyên án, nếu bản án dài thì Hội đồng xét xử có thể cho mọi người ngồi để nghe bản án sau phần mở đầucác bị cáo vẫn phải đứng nghe.

[34, tr.253].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)