- Về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn
5 “Thủ tụcxét hỏi tại phiên tịa hình sự sơ thẩm” của tác giả Đỗ Văn Thinh (năm 2006), “Trả hồ sơ để điều tra
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện thủ tụcxét xử sơ thẩm vụán hình sự của của Tòa án nhân dân Quận Gị Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh
Thực tiễn thấy rằng, tình hình người chưa thành niên phạm tội vẫn chiếm tỷ lệ cao và có chiều hướng gia tăng (khoảng từ 4% đến 6% tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử trong cả nước); cơ cấu tội phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng địi hỏi cần tiếp tục có những cơ chế giải đáp mới để nâng cao hiệu quả công tác xử lý người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng.
Tuy nhiên, theo thống kê của Tòa án nhân dân Quận Gị Vấp thì tội phạm chủ yếu đều là vị thành niên, còn số tội phạm dưới 18 tuổi để lập Tịa Gia đình rất ít và Tịa án nhân dân Quận Gị Vấp vẫn có phịng xử riêng (Tịa thanh niên) đối với các trường hợp tội phạm dưới 18 tuổi.Mặc dù chưa được phổ biến rộng rãi nhưng Tịa Gia đình đã xuất hiện trong thời gian gần đây với mục đích của mơ hình Tịa án này là đưa tất cả vấn đề gia đình vào xử lý trong quá trình tố tụng và đội ngũ hỗ trợ dịch vụ xã hội. Cách tiếp cận này cho
phép thẩm phán đánh giá và nhận thức một cách đầy đủ hơn về những vấn đề đang diễn ra trong gia đình của trẻ phạm tội, từ đó có đầy đủ thơng tin và áp dụng các biện pháp xử lý mang tính “trị liệu” hợp lý hướng vào cả gia đình lẫn bản thân người chưa thành niên phạm tội.
Bên cạnh đó, cịn một số bất cập đối với pháp nhân thương mại (PNTM), hiện nay tuy tại Tòa án Gị Vấp chưa có đề xuất gì đối với thủ tục xét xử sơ thẩm tuy nhiên học viên có một số ý kiến đối với các quy định của BLHS 2015 về pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 quy định về “Tội phạm ... hoặc vô ý,
…”. Để hiểu cho phù hợp với quy định về nguyên tắc xử lý tại Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 (quy định rõ nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là cá nhân và nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội)thì có 02 tội phạm do 02 chủ thể thực hiện: một là, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; Hai là, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Tuy nhiên, tại các điều luật cụ thể hóa tiếp theo như: Điều 9 quy định về phân loại tội phạm; Về yếu tố lỗi được quy định tại các Điều 10, 11; Về trường hợp khơng có lỗi quy định Điều 20 và các điều luật khác (đồng phạm, che giấu tội phạm, phạm tội chưa đạt…) đều chỉ quy định một chủ thể của tội phạm đó là cá nhân, vơ hình trung đã bỏ sót chủ thể PNTM. Thực tiễn đặt ra vấn đề là, khi PNTM phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng không thể chứng minh trong trường hợp nào là tội phạm với lỗi cố ý, trường hợp nào sẽ là phạm tội với lỗi vô ý, bởi lẽ, BLHS không quy định.
Mặt khác, theo Điều 75 BLHS 2015 quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM: “1. PNTM khi có đủ các điều kiện sau đây thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự: Hành vi
- vì lợi ích của pháp nhân thương mại; - nhân danh pháp nhân thương mại;
- có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM;
-chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi quy định tại khoản 2, 3 Điều 27”.
Theo quy định này, trong 04 điều kiện chịu TNHS của PNTM được quy định tại khoản 1, thì tội phạm mà PNTM chịu TNHS chỉ có thể là do cá nhân thực hiện “nhân danh pháp nhân thương mại” và “có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại”.Theo đó, tại khoản 2 Điều 75 có nêu: “Việc PNTM chịu trách nhiệm hình sự có thể khơng loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân”. Điều này một lần nữa khẳng định, chỉ có cá nhân thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn khoản 1 Điều 75 thì PNTM phạm tội mới chịu TNHS và sẽ không loại trừ TNHS của cá nhân.
Từ phân tích trên cho thấy, chỉ có một tội phạm do cá nhân thực hiện, nhưng có thể có đến 02 chủ thể phải chịu TNHS là cá nhân và PNTM. Do đó, cần sửa đổi khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 theo hướng bỏ cụm từ “hoặc pháp nhân thương mại” và cần bổ sung một khoản có nội dung quy định “Đối với hành vi của pháp nhân thương mại thực hiện bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự khi đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này”. Theo hướng sửa đổi này, khái niệm về PNTM phạm tội sẽ hoàn toàn phù hợp với các điều luật cụ thể hóa của BLHS.
Theo quy định tại Điều 80 BLHS 2015 thì việc cấm kinh doanh, cấm
hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để PNTM bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội và thời hạn cấm này được quy định từ 01 năm đến 03 năm.Xét về bản chất, thì quy định này giống về tính chất cưỡng chế so với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với PNTM phạm tội quy định tại Điều 78 BLHS 2015, điều khác biệt ở chỗ, đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình phạt chính, cịn cấm kinh doanh trong một số hoạt động nhất định là hình phạt bổ sung.
Tuy nhiên, xét về tính nghiêm khắc, thì hình phạt bổ sung cấm kinh doanh trong một số hoạt động nhất định nghiêm khắc hơn hình phạt chính là đình chỉ hoạt động có thời hạn. Bởi cấm kinh doanh trong một số hoạt động nhất định có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm, cịn đình chỉ hoạt động có thời hạn chỉ trong thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Quy định như trên thì tính cưỡng chế của hình phạt chính khơng bằng hình phạt bổ sung là khơng phù hợp. Do đó, theo tác giả, cần quy định thời hạn của hình phạt bổ sung cấm kinh doanh trong một số hoạt động nhất định phải thấp hơn thời hạn của hình phạt chính là đình chỉ hoạt động có thời hạn mới bảo đảm được tính cưỡng chế của hình phạt chính.
TNHS của PNTM phạm tội là một vấn đề mới trong BLHS 2015 nhưng đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần phải được sửa đổi, bổ sung.
Ở Việt Nam, chưa có thực tiễn nên cần phải quy định chặt chẽ về mặt lý luận để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một cách thống nhất, đồng thời, tham khảo thực tiễn của các nước trên thế giới nhằm bảo đảm các quy định
trong BLHS Việt Nam về TNHS của pháp nhân đáp ứng được yêu cầu về chính sách hình sự và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.8
Kết luận chương 2
Căn cứ quy định về pháp luật tố tụng hình sự, tịa án là cơ quan xét xử và thực hiện các thủ tục tố tụng được chỉ rõ trong các điều khoản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án phải tuân thủ các quy định này khi tiến hành xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm theo nguyên tắc hai cấp xét xử nhằm giải quyết vụ án đầy đủ, khách quan toàn diện và theo đúng quy định pháp luật. Các nội dung trong chương 2 này là những phân tích của học viên về những quy định của pháp luật liên quanthủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sựcũng như những nguyên nhân của hạn chế, bất cập.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ sẽ giúp cho việc khắc phục các hạn chế đã nêu, cũng như quy định rõ hơn thẩm quyền của các chủ thể trong đó có tịa án, thẩm phán, hội đồng xét xử…góp phần vào việc làm sáng tỏ vụ án, một bản án được tuyên đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ