Thủ tụcxét xửhình sự sơ thẩm đối với người dưới 18 tuổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 42)

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định riêng 01 chương (Chương XXVIII) gồm có 18 điều, từ Điều 413 đến Điều 430, về “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi” nhằm để giải quyết những vụ án hình sự có liên quan đến người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, bao gồm: Người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng, từ đó đã tạo điều kiện để giúp những người nói trên tham gia tố tụng, đảm bảo được quyền lợi chính đáng của những người này do họ chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần.

Theo đó, các cơ quan chức năng đã ban hành 03 Thông tư quy định về vấn đề này, đó là:

− Thơng tư số 01/2017/TTTANDTC quy định về phòng xử án của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày 28/7/2017.

− Thông tư số 02/2018/TTTANDTC ngày 21/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về: “Quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tịa án gia đình và người chưa thành niên” (có hiệu lực từ ngày 01/12/2018), gọi tắt là Thông tư số 02.

− Thông tư liên tịch số 06 năm 2018/TTLTVKSNDTCTANDTC BCABTPBLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 của VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTB & XH quy định “Về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.” (có hiệu lực từ ngày 05 tháng 02 năm 2019, thay thế Thông tư liên tịch số 01/2011 ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Liên ngành Trung ương), sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 06.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn nói trên, thì khi tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, cần lưu ý một số nội dung cơ bản như sau:

Về người tiến hành tố tụng: Tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 06 quy định: Đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán khi tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải: là người có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi; đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi; đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có người hiện là giáo viên dạy học hoặc cán bộ Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm với việc hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi, người này có thâm niên cơng tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng.

Về việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại: Tại điều 6 Thông tư liên tịch số 06 quy định: Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi cần thu thập một trong các giấy tờ, tài liệu như: Giấy chứng sinh; Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân;Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu; Thẻ căn cước công dân.

−Căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật TTHS năm2015 tùy từng trường hợp cụ thể áp dụng cần xác định tuổi trong trường hợp có mâu thuẫn mà đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh.

− Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại.

Về phòng xử án: Điều 7 Thông tư số 02 quy định: Khi xét xử những vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi thì Phịng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TTTANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của TAND tối cao quy định về phòng xử án.

Tịa án phải xét xử kín đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán;theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự và "Khơng xét xử lưu động" đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tịa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tun án cơng khai.

Về Tòa án giải quyết: Khi xét xử vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tịa gia đình và người chưa thành niên; nơi nào chưa tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử do Thẩm phán chuyên trách thực hiện (Điều 1 Thông tư số 02).

Về phối hợp giám sát người bị buộc tội: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định giao người bị buộc tội dưới 18 tuổi không bị áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cho người đại diện của họ giám sát theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Tố tụng hình sự. Do vậy, trong trường hợp áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú, Bảo lĩnh hoặc Đặt tiền đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi thì đồng thời phải giao trách nhiệm giám sát của người giám hộ.

Về áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải: Đây là quy định rất chặt chẽ, do đó địi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải hết sức "thận trọng", "chính xác" trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi và được quy định rất cụ thể tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 06 như sau:

"1. Trước khi quyết định áp dụng …. Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trường hợp sau khi quyết định …bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm. 2. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự trong trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi đã được áp dụng biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn khác quy định tại khoản 1 Điều này nhưng bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã, có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội hoặc có các hành vi khác quy định tại khoản 2 Điều 418 Bộ luật Tố tụng hình sự.

3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, rà soát, kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi bị tạm giữ, tạm giam; nếu phát hiện khơng cịn căn cứ hoặc khơng cần thiết tạm giữ, tạm giam thì phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

4. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải đối với người dưới 18 tuổi trong các trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo đã có giấy triệu tập đến lần thứ hai nhưng cố ý vắng mặt mà khơng vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị can, bị cáo đang bị tạm giam từ nơi bị giam, giữ đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án."

Về lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi:

Phải thực hiện như thế nào cho phù hợp, có thể thực hiện tại nơilao động, sinh hoạt,nơi học tập của người đó hoặc cũng có thể tại nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xửthì phải đảm bảo thân thiện, với cách bố trí, sắp xếp phịng xét hỏi đơn giản, phù hợp.

Trường hợp lấy lời khai của bị hại bị xâm hại tình dục thì ưu tiên lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó, nếu khơng có nơi cư trú thì phải tiến hành tại nơi chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật (Điều 14 Thông tư liên tịch số 06).

Về phối hợp giải quyết vụ án, vụ việc có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán: Tại Điều 13 Thông tư liên tịch 06 quy định:Đối với vụ án, vụ việc có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp chặt chẽ với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngay từ khi phát hiện nguồn tin về tội phạm; khẩn trương kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm giải quyết vụ án, vụ việc nhanh chóng, kịp thời, trong thời gian ngắn nhất.

Từ khi các Thơng tư nói trên được ban hành và có hiệu lực pháp luật, đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến người dưới 18 tuổi, từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng giải quyết được nhanh chóng, kịp thời và chính xác đối với loại án này.

Tuy nhiên hiện nay, đối với quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 06 về Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi "Đã được đào

tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi"; và quy định "Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi" là những vấn đề cịn vướng mắc, chúng tơi thấy rằng, nếu thực hiện đúng quy định của Thơng tư là khó, bởi lẽ: Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử hiện nay đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thì kiến thức của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, hiểu biết về tâm lý của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán về những người dưới 18 tuổi còn chưa đồng đều, một phần do chưa được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết, về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi, trongcác vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, kinh nghiệm giải quyết loại án này của những người tiến hành tố tụng chưa nhiều.

Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần trang bị những kỹ năng, kiến thức cơ bản cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Từ đó, nâng cao kiến thức để giải quyết vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi đạt hiệu quả cao.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)