Về công tác phối hợp kiểm tra, xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 47)

Ngày 09 tháng 4 năm 2014, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

và Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong QLNN về ATTP (gọi tắt là TTLT số 13). Tại thời điểm đó, Khi Luật ATTP đã có hiệu lực hơn 04 năm và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ giữa các Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc thi hành Luật ATTP đã gây khơng ít khó khăn cho địa phương trong việc quản lý ATTP trên địa bàn; gây vướng mắc cho số đông hộ kinh doanh trong phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm. TTLT số 13 ra đời như một trợ thủ đắt lực cho các cơ quan QLNN tại địa phương về ATTP, nhưng mọi chuyện lại bắt đầu khó từ đó, nổi cộm những vấn đề sau: TTLT số 13 đã phân công trách nhiệm của từng Bộ, ngành trong QLNN đối với các sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, nhưng cịn q nhiều chồng chéo, rất khó để kiểm sốt được “chuỗi thực phẩm an toàn”.Bàn về sự chồng chéo trong quản lý ATTP người ta thường lấy ví dụ về việc 3 Bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng quản lý một

chiếc bánh Trung thu: Vỏ bánh là tinh bột do ngành Công Thương quản lý; nhân bánh là thịt, trứng do ngành Nông nghiệp kiểm sốt, cịn ngành Y tế thì quản lý phụ gia phẩm màu tạo cho cái bánh Trung thu ngon, đẹp, bắt mắt người tiêu dùng. Hoặc nguyên liệu để làm bún là lúa, gạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi thành bún là sản phẩm tinh bột lại thuộc về Bộ Công Thương, rồi bún có chứa chất Tinopal- một loại hóa chất tẩy trắng dùng trong cơng nghiệp, gây ngộ độc cho người tiêu dùng lại liên quan tới Bộ Y tế.

- Ngày 03 tháng 12 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT về Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản đủ điều kiện ATTP. Tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 quy định: “Thông báo cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở

không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở”. Quy định điều kiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở

không khả thi, trái với quy định tại Điều 78 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về Đăng ký Doanh nghiệp. Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khơng có trường hợp cơ sở khơng hội đủ điều kiện ATTP.

Qua đó ta thấy, những hạn chế về thể chế chính là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình vệ sinh ATTP của nước ta ngày càng khó kiểm sốt, khó quản lý. Các quy định thì chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan gây nên sự ách tắc, trì trệ trong cơng việc. Uỷ ban nhân dân quận Gị Vấp đã căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, giao nhiệm vụ QLNN về ATTP cho phịng Y tế thực hiện, biết là sẽ khơng phù hợp so với tinh thần chỉ đạo của cấp trên theo ngành dọc nhưng quy về một đầu mối sẽ thuận lợi hơn, xuyên suốt và kịp thời trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện.

2.2.3. Thực trạng việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm toàn thực phẩm

Uỷ ban nhân dân quận Gò Vấp thực hiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo số Quyết định số 3758/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2016 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc cơng bố Thủ tục Hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế được chuẩn hoá tại thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở kinh doanh DVAU (sau đây gọi tắt là giấy phép) là để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, nâng cao chất lượng DVAU và hạn chế ngộ độc thực phẩm, cũng như các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Hồ sơ, thủ tục và phân cấp cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực đối với cơ sở kinh doanh DVAU được thực hiện theo quy định tại Điều 1, 2, 3, 4, 5 Thông tư số 47/2014/TT-BYTngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh DVAU.

* Đối tượng cấp Giấy chứng nhận là các cơ sở kinh doanh DVAU có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân quận cấp có quy mô kinh doanh dưới 200 suất/lần phục vụ; Cơ sở chế biến suất ăn sẵn; Bếp ăn tập thể trong các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

* Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau: Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh DVAU do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mơ kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

* Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (theo Mẫu 01 Thông tư 47/2014/TT-BYT).

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh DVAU (Bản sao có xác nhận của cơ sở).

c)Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP, bao gồm:

- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở;

- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống; - Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

d) Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh DVAU (bản sao có xác nhận của cơ sở).

đ)Danh sách kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp chế biến, kinh doanh DVAU.

e) Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

* Quy trình cấp giấy chứng nhận (15 ngày) a) Tiếp nhận, thẩm xét hồ sơ:

- Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Y tế quận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thơng báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;

- Nếu quá 60(sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ khơng

hợp lệ nếu cơ sở khơng có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì Phịng Y tế quận sẽ hủy hồ sơ.

b) Thẩm định cơ sở:

- Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, Phịng Y tế quận có trách nhiệm tổ chức thẩm định cơ sở trong vòng 08 (tám) ngày làm việc.

- Nội dung thẩm định cơ sở làđối chiếu thơng tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định.

- Thẩm định điều kiện ATTP tại cơ sở với hồ sơ theo quy định và lập Biên bản thẩm định. Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở.

c) Cấp giấy chứng nhận:

- Trường hợp cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định, trong vòng 02 (hai) ngày phải được ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện (theo mẫu) và chuyển trả Giấy chứng nhận cho cơ sở theo đúng thời gian quy định.

- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện ATTP và phải chờ hoàn thiện, biên bản

phải ghi rõ nội dung và thời gian hồn thiện nhưng khơng q 15 ngày. Đoàn thẩm

định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện ATTP của đoàn thẩm định lần trước;

- Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện ATTP theo quy định, Phịng Y tế quận thơng báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân phường để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

* Cấp đổi giấy chứng nhận (07 ngày)

Cấp đổi Giấy chứng nhận cho các trường hợp:cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận và còn thời hạn nhưng thay đổi tên của cơ sở hoặc (và) đổi chủ cơ sởhoặc (và) thay đổi địa chỉ nhưng khơng thay đổi vị trí và tồn bộ quy trình kinh doanh DVAU tại cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)