Mục tiêu cao nhất của việc quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em tại Việt Nam chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện có trách nhiệm các chức năng, nhiệm vụ của mình để thực thi các biện pháp nhằm đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em; đảm bảo cho trẻ em có thể hưởng đầy đủ các quyền lợi cơ bản về y tế, giáo dục, giúp trẻ đảm bảo quyền được sống và lớn lên một cách lành mạnh; đồng thời đảm bảo để trẻ em có thể được hưởng các quyền, lợi ích khác của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần ổn định an sinh xã hội, an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị và sự phát triển lâu dài của kinh tế - chính trị quốc gia.
Cũng như cơng tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác, quản lý nhà nước về quốc tịch nói chung và quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em nói riêng bao gồm các hoạt động như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong công tác quản lý nhà nước; giải
quyết khiếu nại, tố cáo; hợp tác quốc tế về quốc tịch... Những nội dung quản lý nhà nước về quốc tịch cũng đã được quy định rõ trong LQTVN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch là nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong q trình giải quyết các vấn đề về quốc tịch, đảm bảo các quyền về quốc tịch và bảo hộ cơng dân Việt Nam. Trong đó, đối với quốc tịch của trẻ em, hai nội dung quản lý nhà nước đặc biệt quan trọng, đó là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để xác định quốc tịch của trẻ em và quản lý công tác đăng ký khai sinh (xác định quốc tịch của trẻ em khi đăng ký khai sinh).