Trước xu hướng hội nhập quốc tế và làn sóng di cư tự phát, tự do từ các quốc gia nghèo, chậm phát triển đến những quốc gia giàu có để mưu cầu cuộc sống hiện nay, việc trẻ em có thể rơi vào tình trạng khơng quốc tịch hoặc có đa quốc tịch ngày càng phổ biến.
Những trường hợp trẻ em rơi vào tình trạng khơng quốc tịch trên thế giới phổ biến có thể kể đến những trẻ em là con những người dân nghèo chạy tị nạn sau khi Liên bang Xô viết tan rã không được nhà nước mới thành lập của quốc gia nơi họ đang sinh sống xác định họ là cơng dân quốc gia đó; hoặc do thay đổi về quy định pháp luật nên trẻ em không được công nhận là công dân của một quốc gia (pháp luật Brazil không công nhận con của công dân Brazil sinh ra ở nước ngoài được mang quốc tịch Brazil nếu đứa trẻ đó khơng được sinh ra tại quốc gia khơng cơng nhận việc có quốc tịch theo nơi sinh); hoặc trẻ em không được mang quốc tịch của mẹ nếu là con của người mẹ đơn thân và sinh ra ở ngoài lãnh thổ của quốc gia mà người mẹ là công dân; trẻ em được sinh ra được đăng ký khai sinh nhận quốc tịch theo cha hoặc mẹ nhưng lại khơng được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người cha hoặc người mẹ là công dân công nhận và cấp giấy tờ chứng nhận quyền công dân cho đứa trẻ (như trường hợp trẻ em có mẹ là cơng dân Trung Quốc (Đài Loan), sinh ra ngoài lãnh thổ Đài Loan và được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước sở tại là nhận quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) theo quốc tịch mẹ nhưng chính quyền Đài Loan từ chối không cấp giấy tờ chứng minh quốc tịch cho trẻ em đó). Ngồi ra, việc chỉ cơng nhận ngun tắc một quốc tịch tuyệt đối sẽ khiến trẻ em là người nước ngoài cư trú muốn nhập quốc tịch của quốc
gia sở tại sẽ phải xin thơi quốc tịch hiện có, tuy nhiên vì những lí do chủ quan và khách quan (khơng kịp đăng ký khai sinh, do tranh chấp giữa cha mẹ của trẻ em,...) mà trẻ lại không nhận được quốc tịch của quốc gia sở tại nên rơi vào tình trạng không quốc tịch.
Ngược lại, cũng do xung đột hay những chính sách pháp luật của quốc gia mà nhiều trẻ em lại được mang hai hay nhiều quốc tịch từ khi sinh ra. Một số quốc gia (Hoa Kỳ…) áp dụng nguyên tắc có quốc tịch theo “quyền nơi sinh”, theo đó, trẻ em sinh ra trong phạm vi lãnh thổ thì đương nhiên có quốc tịch nước này mà khơng phụ thuộc vào quốc tịch của cha, mẹ. Vì vậy, trường hợp trẻ có đa quốc tịch phổ biến nhất là trường hợp trẻ có cả cha và mẹ đều là cơng dân của quốc gia cơng nhận việc có quốc tịch theo huyết thống nhưng lại được sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia công nhận quốc tịch theo nơi sinh (như trẻ em con của công dân Trung Quốc (Đài Loan) được sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ có hai quốc tịch là Hoa Kỳ và Trung Quốc (Đài Loan)). Ngoài ra, một số quốc gia cho phép cơng dân có đa quốc tịch và trẻ em dù sinh ra ở bất kỳ đâu chỉ cần có cha hoặc mẹ mang quốc tịch quốc gia này thì có thể đến cơ quan có thẩm quyền để khai nhận quốc tịch theo cha, mẹ (Hà Lan...). Vì vậy, trẻ em là con lai của công dân các quốc gia này hồn tồn có thể mang hai hay nhiều quốc tịch (trẻ là con của công dân Việt Nam và cơng dân Hà Lan, có thể ĐKKS và quốc tịch Việt Nam tại Việt Nam sau đó có thể đến cơ quan có thẩm quyền của Hà Lan khai nhận thêm quốc tịch Hà Lan, hay con của công dân Hàn Quốc và công dân Hà Lan được sinh ra tại Hoa Kỳ thì có thể mang ba quốc tịch Hàn Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ).
Một số quốc gia có những quy định riêng, cụ thể nhằm quản lý, giải quyết vấn đề quốc tịch của những trẻ em này nhằm mục đích giảm tình trạng khơng quốc tịch ở trẻ em hoặc để đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch của quốc gia mình cũng như hạn chế những hệ lụy phức tạp phát sinh từ tình trạng cơng dân có hai hay nhiều quốc tịch.
Trong số những quốc gia đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em (giảm tình trạng khơng quốc tịch, khẳng định chủ quyền đối với trẻ em là công dân của mình) có thể kể đến là Brazil, Indonesia, Philippin và Thái Lan.
Tại Brazil, Luật quốc tịch cũ quy định trẻ em là con của công dân Brazil sống ở nước ngồi muốn có quốc tịch Brazil thì phải về cư trú tại Brazil. Quy định này đã dẫn đến việc trẻ em có cha mẹ là cơng dân Brazil nhưng đang cư trú ở nước ngồi, khơng được có quốc tịch theo nơi sinh và cũng khơng có quốc tịch Brazil theo cha mẹ tạo nên tình trạng trẻ em là con của cơng dân Brazil nhưng lại khơng có quốc tịch. Nhận thức được tình hình đó, Brazil đã sửa đổi Hiến pháp vào năm 2007, theo đó cho phép trẻ em là con của công dân Brazil đang sinh sống ở nước ngồi sẽ được có quốc tịch Brazil dù trẻ em đó cũng có thể có quốc tịch theo nơi sinh. Luật được áp dụng hồi tố nên số trẻ em không quốc tịch nêu trên đã trở thành những trẻ em có quốc tịch, là cơng dân Brazil [1].
Tại Thái Lan cũng đã có những thay đổi trong quy định pháp để quản lý nhà nước đối với vấn đề quốc tịch của trẻ em. Từ việc chỉ công nhận trẻ em được mang quốc tịch Thái Lan theo cha mà không cho phép trẻ em là con của người mẹ là cơng dân Thái Lan cịn khơng rõ người cha là ai thì được mang quốc tịch Thái Lan, đến năm 2012, Thái Lan đã cho phép trẻ em có mẹ là cơng dân Thái Lan, người kia khơng rõ là ai thì có quốc tịch theo mẹ, giảm được số lượng lớn tình trạng trẻ em khơng có quốc tịch ở nước này [1].
Tại Indonesia, trước đây pháp luật quy định cơng dân sống ở nước ngồi 05 năm trở lên sẽ bị mất quốc tịch nếu không đăng ký với Đại sứ quán Indonesia tại nước sở tại. Điều này khiến cho hàng trăm nghìn người Indonesia, trong đó có trẻ em đang sinh sống ở nước ngoài bị mất quốc tịch. Năm 2006, Luật quốc tịch mới đã sửa đổi quy định này, giải quyết cho hàng trăm nghìn người Indonesia khơng bị mất quốc tịch, từ đó, trẻ em là con của
những người này cũng sẽ có quốc tịch Indonesia, khơng có bị rơi vào tình trạng khơng quốc tịch (thông tin từ Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực).
Theo thông tin từ chuyên gia của UNHCR cung cấp tại Hội thảo quốc tế về quyền có quốc tịch và ngăn chặn tình trạng khơng quốc tịch được tổ chức tại Khánh Hịa năm 2017 thì tương tự Việt Nam, Philippin cũng có một lượng lớn người dân di cư tự do, cụ thể ở Philippin là người dân di cư từ Indonesia trở về sinh sống trên một vùng đất rộng lớn của Philippin nhưng không thể chứng minh được họ có quốc tịch Philippin hay quốc tịch Indonesia, con cái họ sinh ra cũng khơng có giấy tờ chứng minh quốc tịch, nên không được ĐKKS, không được hưởng các quyền an sinh xã hội cơ bản. Để giải quyết vấn đề quốc tịch của trẻ em, Philippin đã ban hành quy định: trẻ em dược tìm thấy trên lãnh thổ Philippin hay trẻ em được sinh ra tự nhiên ở Philippin thì có quốc tịch Philippin (theo nguyên tắc quyền nơi sinh – mặc dù pháp luật quốc tịch Philippin vẫn thực hiện nguyên tắc xác định quốc tịch theo quyền huyết thống). Ngoài ra, đối với những trường hợp khơng có giấy tờ tùy thân gì nhưng qua xác minh và tìm hiểu thơng tin thì xác định họ là người gốc Philippin thì sẽ được đăng ký với chính quyền địa phương, chính quyền địa phương sẽ tổ chức phỏng vấn, cấp giấy tờ xác định quốc tịch cho những người có đủ điều kiện và thực hiện ĐKKS cho trẻ em là con của họ. Cho đến nay, tại Philippin khơng cịn tình trạng trẻ em khơng có quốc tịch.
Một quốc gia khác rất thành công trong việc quản lý nhà nước đối với quốc tịch trẻ em, thường được các nước trên thế giới học tập kinh nghiệm là Cộng hòa Liên bang Đức. Đối với việc xác định quốc tịch của trẻ em, pháp luật Đức gần đây có áp dụng cả nguyên tắc quyền nơi sinh, tuy nhiên, nguyên tắc huyết thống được ưu tiên áp dụng. Cụ thể, bố hoặc mẹ là cơng dân Đức thì trẻ em đó có quốc tịch Đức không kể trẻ sinh ra ở đâu; đứa trẻ được tìm thấy ở Đức thì cũng có quốc tịch Đức. Tuy nhiên, quốc tịch theo huyết thống chỉ di truyền trong phạm vi 02 đời nếu bố mẹ của đứa trẻ sinh sống ở nước ngồi (ví dụ: bố mẹ là người có quốc tịch Đức, sinh sống ở nước ngồi thì đứa trẻ đó có
quốc tịch Đức; khi đứa trẻ đó lớn lên, có gia đình và sinh con thì đứa trẻ đời thứ 3 đó sẽ khơng tự động có quốc tịch Đức nếu trong vịng một năm cha mẹ của đứa trẻ không thông báo với Chính phủ Đức về việc mong muốn con của họ có quốc tịch Đức; trừ trường hợp đứa trẻ đó nếu khơng có quốc tịch Đức thì trẻ sẽ bị rơi vào tình trạng khơng quốc tịch).
Về vấn đề đa quốc tịch của trẻ em, theo quy định của Luật quốc tịch Đức ngày 01/01/2010 thì đứa trẻ sinh ra tại Đức được phép mang hai quốc tịch, nhưng đến năm 18 tuổi, trong vịng 03 năm đứa trẻ đó phải đưa ra quyết định về việc lựa chọn quốc tịch (nếu chọn quốc tịch Đức thì phải thơi quốc tịch nước ngồi). Tuy nhiên, đứa trẻ cũng có thể khơng phải lựa chọn quốc tịch (mang cả hai quốc tịch) nếu như đứa trẻ đó có quốc tịch nước ngồi là quốc tịch Thụy Sỹ hoặc quốc tịch của EU; hoặc đứa trẻ đó chứng minh được đã có thời gian sinh sống trên 8 năm ở Đức và học tập tại Đức 06 năm liền ở những trường học được Chính phủ Đức cơng nhận. Bên cạnh đó, những trẻ em là con của người không quốc tịch, người không xác định được quốc tịch hoặc người tị nạn đều được hưởng quyền lợi cũng như chính sách bảo hộ của Chính phủ Liên bang như trẻ em Đức cho đến khi trước 21 tuổi, sau đó những trẻ em này có thể làm thủ tục nhập quốc tịch Đức nếu có đủ điều kiện.
Một quốc gia khác cũng cho phép cho phép trẻ sinh ra ở những gia đình đa quốc tịch hoặc là con của cặp vợ chồng người Hàn Quốc sinh ra ở những nước có quốc tịch theo nơi sinh có thể được mang nhiều quốc tịch để đến khi trưởng thành (18 tuổi đối với nam và 22 tuổi đối với nữ). Pháp luật Hàn Quốc cũng bảo đảm cho trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Hàn Quốc, có bố/mẹ là cơng dân Hàn Quốc đều được ĐKKS, có quốc tịch Hàn Quốc.
Tuy nhiên, việc quản lý để yêu cầu đứa trẻ đưa ra quyết định lựa chọn quốc tịch cũng khá phức tạp vì khơng phải lúc nào người dân cũng tự nguyện thơng báo với chính quyền địa phương để lựa chọn quốc tịch. Chính quyền địa phương hoặc cơ quan đại diện của Đức, Hàn Quốc ở nước ngồi có trách nhiệm theo dõi, quản lý những trẻ em có đa quốc tịch nhưng vẫn có khó khăn
vì khơng phải lúc nào người dân cũng để lại địa chỉ chính xác để cơ quan có thẩm quyền liên hệ. Chính vì vậy, để bảo đảm chặt chẽ, pháp luật của Đức đã đưa ra quy định về việc nếu người dân khơng tự động đến khai báo thì chính quyền địa phương sẽ thơng báo trên phương tiện thông tin đại chúng và trong thời hạn 02 năm phải đến khai báo nếu không sẽ đương nhiên mất quốc tịch Đức; trừ trường hợp người đó đưa ra được lý do chính đáng là trong 02 năm khơng thể đến để khai báo hoặc chứng minh được họ chỉ cịn 01 quốc tịch là quốc tịch Đức thì sẽ khơng bị mất quốc tịch Đức. Đối với Hàn Quốc, pháp luật quy định nếu người dân không thực hiện việc lựa chọn quốc tịch, thì khi bất kỳ cơ quan nào phát hiện công dân Hàn Quốc sử dụng quốc tịch nước ngoài khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc hoặc sử dụng quy chế cơng dân nước ngồi trên lãnh thổ Hàn Quốc thì sẽ mất quốc tịch Hàn Quốc.
Tiểu kết chương 1
Quốc tịch là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi con người, là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một Nhà nước có chủ quyền, là cơ sở pháp lý để xác định một cá nhân là công dân của một nước kể cả đối với trẻ em ngay từ khi sinh ra. Quyền có quốc tịch của trẻ em luôn gắn với quyền khai sinh. Quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam là phụ thuộc vào quốc tịch của cha, mẹ. Cùng với xu hướng phát triển hội nhập, người dân có điều kiện giao lưu, định cư ở nước ngồi, thì trẻ em có thể mặc nhiên có đa quốc tịch hoặc mặc nhiên trở thành người không quốc tịch do xung đột pháp luật giữa các quốc gia. Mục tiêu cao nhất của việc quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em tại Việt Nam chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện có trách nhiệm các chức năng, nhiệm vụ của mình để thực thi các biện pháp nhằm đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em. Các yếu tố về chủ trương, chính sách pháp luật, con người, cơ sở vật chất, điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của quốc gia đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp quản lý hành chính và áp dụng pháp luật để quản lý quốc tịch của trẻ em, thì việc sử dụng các biện pháp thông tin, tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp luật đối với việc quản lý nhà nước và xác định quốc tịch của trẻ em trong Chương 1 của Luận văn có vai trị quan trọng, làm nền tảng phân tích đánh giá thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quốc tịch của trẻ em, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch nói chung và quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em nói riêng ngày càng đi vào nền nếp. Bên cạnh đó, việc tham khảo những kinh nghiệm quản lý quốc tịch trẻ em của một số quốc gia trên thế giới sẽ giúp Việt Nam có những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em trong thời gian tới.
Chương 2