khiến cho nhóm “trẻ em có hồn cảnh đặc biệt” trở thành người không quốc tịch
2.3.2.1. Nguy cơ trở thành người không quốc tịch đối với trẻ em có cả cha và mẹ là người không quốc tịch hoặc mẹ là người không quốc tịch, cha khơng rõ là ai
LQTVN có nhiều quy định mang tính nhân đạo, miễn giảm nhiều điều kiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giải quyết cho một số lượng lớn người không quốc tịch được trở thành công dân Việt Nam; đồng thời dành cơ hội cao nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam được có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, Luật lại đưa ra một số quy định mang tính điều kiện vơ hình chung đã khiến cho nhóm trẻ em có cả cha và mẹ là người không quốc tịch hoặc mẹ là người không quốc tịch, cha không rõ là ai gặp nhiều khó khăn trong việc xác định quốc tịch Việt Nam và có nguy cơ trở thành người không quốc tịch. Cụ thể, LQTVN đưa ra điều kiện là: cả cha mẹ là người không quốc tịch hoặc người mẹ không quốc tịch (trong trường hợp không xác định được người cha) phải có nơi thường trú tại Việt Nam, thì con của họ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mới có quốc tịch Việt Nam (Điều 17). Trong khi đó, điều kiện để người nước ngồi/người khơng quốc tịch được cấp Thẻ thường trú tại Việt Nam - theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam là họ phải có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam (khoản 1 Điều 40). Điều kiện này đối với người khơng quốc tịch là rất khó khăn vì thực tế đa số người không quốc tịch đều thuộc đối tượng nghèo, thu nhập thấp, khơng có giấy tờ nhân thân. Như vậy, quy định nêu trên đang là một thách thức khơng nhỏ đối với người khơng quốc tịch nói chung và con cái họ nói riêng hiện đang cư trú tại Việt Nam mong muốn có quốc tịch Việt Nam.
2.3.2.2. Khó xác định quốc tịch đối với trẻ em sinh ra ở nước ngoài nay về nước cư trú mà khơng có giấy tờ chứng minh nhân thân và cha mẹ không đăng ký kết hôn
Để bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em, tại khoản 1 Điều 16 LQTVN quy định “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là cơng dân Việt Nam, cịn cha khơng rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam”. Đồng thời, để bảo đảm quyền khai sinh của trẻ em sinh ra tại
nước ngoài nhưng chưa đăng ký khai sinh và nay về sinh sống tại Việt Nam, pháp luật hộ tịch đã có quy định hướng dẫn thủ tục ĐKKS đối với những trẻ em này. Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định khi yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, phải có giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh Việt Nam (như hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan cơng an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. Quy định này là khá chặt chẽ về mặt pháp lý, nhưng lại chưa đáp ứng yêu cầu thực tế do chưa có quy định/hướng dẫn đối với một số trường hợp ngoại lệ phát sinh. Cụ thể, thực tế Việt Nam có những trường hợp trẻ em được nhập cảnh Việt Nam theo đường tiểu ngạch từ các nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Những trẻ em này khơng thể có giấy tờ chứng minh việc nhập cảnh và cũng thường khơng có giấy tờ chứng minh về nhân thân (như giấy chứng sinh hoặc giấy tờ tương tự), cha mẹ lại khơng đăng ký kết hơn... Thậm chí trong nhiều trường hợp, bản thân người mẹ khi về Việt Nam cũng khơng có bất kỳ giấy tờ gì, dẫn đến những trẻ em này gặp rất khó khăn khi yêu cầu ĐKKS và xác định quốc tịch.