Đặc điểm các nhóm trẻ e mở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc tịch của trẻ em theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 52)

Như đã nêu tại mục 2.2.1, Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước láng giềng, lại trải qua nhiều năm chiến tranh và do tập quán văn hóa nên việc di cư tự do qua biên giới, việc kết hôn không giá thú giữa những người dân sông tại khu vực biên giới đã diễn ra dễ dàng và kéo dài. Trải qua nhiều năm di cư, sinh sống qua lại trên lãnh thổ của Việt Nam và các nước láng giềng, nhiều người nhiều người dân khơng cịn giấy tờ chứng minh quốc tịch, nhiều trẻ em không được khai sinh, xác định quốc tịch. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ bị bán qua Trung Quốc sau này trở về Việt Nam mang theo con nhưng đi theo con đường “tiểu ngạch” nên khơng có giấy tờ hoặc giấy tờ

khơng đầy đủ; nhiều người nước ngoài (chủ yếu là người Hoa) sinh sống nhiều đời trên lãnh thổ Việt Nam, chưa nhập quốc tịch Việt Nam từ thời chế độ cũ, hiện nay cũng rất khó xác định quốc tịch, con của họ, có trẻ được khai sinh mang quốc tịch Việt Nam, có trẻ được khai sinh mang quốc tịch Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan), Trung Quốc (Hồng Kơng) nhưng có thể được Trung Quốc hay các lãnh thổ này công nhận hoặc không công nhận.

Ngoài ra, trong xu hướng quốc tế ngày càng hội nhập, việc công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi hoặc định cư tại nước ngoài hoặc lựa chọn sinh con tại nước ngoài và người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam ngày càng phổ biến. Trong đó, nhiều trường hợp nữ công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi nhưng sau đó lại trở về Việt Nam sinh sống và chung sống như vợ chồng với nam công dân Việt Nam, do đó, một số trẻ em sinh ra sẽ gặp khó khăn trong việc khai sinh, xác định quốc tịch do mâu thuẫn trong việc xác định người cha (theo pháp luật hay theo huyết thống). Nhiều trẻ em là con lai hoặc con của công dân Việt Nam cư trú tại nước ngồi hoặc con của cơng dân Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài, do xung đột pháp luật hoặc do các cách hiểu pháp luật hộ tịch, quốc tịch khác nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền lại có thể có hai quốc tịch, thậm chí được đăng ký khai sinh hai lần.

Để thuận tiện cho việc quản lý các vấn đề quốc tịch gắn với việc giải quyết ĐKKS cho trẻ em, thông thường chia trẻ em được phân thành 04 nhóm đối tượng sau:

2.2.2.1 Trẻ em là con của công dân Việt Nam với nhau; trẻ bị bỏ rơi, trẻ được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà chưa xác định được cha mẹ

Đây là đối tượng trẻ em đông đảo nhất. Trẻ em thuộc đối tượng này, dù sinh ra ở Việt Nam hay ở nước ngồi đều khơng có khó khăn về mặt pháp luật khi xác định quốc tịch. Pháp luật quốc tịch Việt Nam luôn công nhận những trẻ em này có quốc tịch Việt Nam từ khi sinh ra (đối với trẻ xác định được cha mẹ đều là công dân Việt Nam) hoặc cho phép xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ (đối với

trẻ chưa xác định được cha mẹ). Tuy nhiên, tại một số vùng sâu, vùng xa, người dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số), do trình độ văn hóa thấp, khơng nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ đi học hay hưởng các quyền lợi y tế... nên không thực hiện việc ĐKKS, ghi nhận quốc tịch cho con; thậm chí chính bản thân cha mẹ của trẻ cũng không được ĐKKS, ghi nhận quốc tịch.

2.2.2.2 Trẻ em là con của công dân nước ngoài với nhau, con ngoài giá thú của nữ cơng dân nước ngồi sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, tính đến hết năm 2016, số lượng trẻ thuộc đối tượng này chưa được đăng ký khai sinh, xác định quốc tịch là 145 trẻ, trong đó có 108 trẻ sinh ở nước ngồi và 37 trẻ sinh ở Việt Nam; trong đó đa phần là trẻ có mẹ là người gốc Việt Nam, đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng mang con về Việt Nam sinh sống cùng ơng bà ngoại. Đối với nhóm trẻ này, pháp luật Việt Nam chỉ giải quyết ĐKKS, xác định quốc tịch nước ngồi cho trẻ nếu trẻ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật hộ tịch. Những trẻ em được sinh ra tại nước ngồi thì khơng thuộc thẩm quyền đăng ký của cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam.

Về mặt lý thuyết, trẻ em thuộc nhóm này có thể có trường hợp rơi vào tình trạng khơng quốc tịch do xung đột pháp luật về nguyên tắc xác định quốc tịch. Cụ thể, đó là trường hợp trẻ có cả cha và mẹ mang quốc tịch của quốc gia áp dụng nguyên tắc xác định quốc tịch theo quyền nơi sinh nhưng lại sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận có trẻ em nào thuộc trường hợp này.

2.2.2.3 Trẻ em là con của người không quốc tịch với nhau, con ngoài giá thú của người mẹ không quốc tịch

Trẻ em thuộc đối tượng này thường được sinh ra trong gia đình di cư tự do, cha mẹ khơng có đăng ký kết hơn, sinh sống tại khu vực biên giới. Tình trạng chung của những gia đình này là nghèo, đơng con, trình độ văn hóa thấp, chủ yếu sống tạm bợ trên ghe, xuồng, những gia đình sống trên đất liên

thì chỉ làm rẫy hoặc khơng có cơng việc ổn định. Vì vậy, trẻ em của những gia đình này thường khơng được đi học, chỉ theo cha mẹ đi rẫy hoặc đi bán vé số, đồ tạp hóa dạo. Họ khơng có giấy tờ tùy thân, không xác định được quốc tịch, trẻ em khơng được ĐKKS.

Đơng đảo nhất trong nhóm trẻ này là trẻ em con của người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam sinh sống. Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn người từ Campuchia di cư tự phát hoặc bị “đẩy đuổi„ về Việt Nam, sinh sống tại các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia và một số tỉnh sâu trong nội địa như Đồng Nai, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu..., đông nhất là tại các tỉnh Tây Ninh, An Giang và Đồng Tháp.

Tiếp đó là số trẻ em con của người dân hai bên biên giới Việt Nam – Lào. Dân cư biên giới Việt Nam – Lào thường có quan hệ họ hàng, thân tộc, có tập quán du canh, du cư từ lâu đời; trình độ văn hóa thấp; trình độ nhận thức về biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ còn rất hạn chế; điều kiện kinh tế khó khăn nên thường di cư tự do để làm ăn, sinh sống. Mặt khác, phần lớn người dân trước đây mà Việt Nam bàn giao cho Lào do thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam - Lào, nay muốn quay trở lại Việt Nam cư trú ổn định lâu dài, sum họp với dịng tộc, hưởng các chế độ, chính sách của Việt Nam nên tự di cư về Việt Nam sinh sống. Qua thời gian di cư qua lại lâu dài, những người này thường khơng cịn giấy tờ tùy thân, thông tin chứng minh quốc tịch hiện nay cũng như quốc tịch gốc nên rơi vào tình trạng khơng quốc tịch. Trẻ em là con của những người dân di cư này gặp khó khăn trong việc xác định quốc tịch và ĐKKS do cha mẹ thường khơng có ĐKKH, khơng có đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, tình hình di cư tự do cũng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Có hàng trăm người từ Việt Nam sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch để làm ăn, sinh sống, có con, nay trở về Việt Nam khơng có giấy tờ, rơi vào tình trạng khơng quốc tịch. Ngược lại,

nhưng khơng có giấy tờ tùy thân, khơng có quốc tịch. Trẻ em là con của những người dân này cũng gặp khó khăn trong việc xác định quốc tịch, ĐKKS, kể cả đối với trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam.

2.2.2.4 Trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngồi Đây là nhóm trẻ em thuộc đối tượng ln đặt ra nhiều vấn đề nhất trong công tác quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em. Đơng nhất trong nhóm đối tượng này là trẻ em con lai giữa công dân Việt Nam với công dân Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan) và Hàn Quốc do làn sóng phụ nữ Việt Nam lấy chồng là công dân của các quốc gia, lãnh thổ này.

Nhiều trẻ em thuộc nhóm đối tượng này được sinh ra ở nước ngoài, đã ĐKKS hoặc xin cấp hộ chiếu quốc tịch nước ngoài nhưng sau khi được đưa về Việt Nam sinh sống lại khai là chưa có giấy tờ để được ĐKKS, cấp giấy tờ tại Việt Nam với quốc tịch Việt Nam (trong đó có khơng ít trẻ được người mẹ lén đưa về Việt Nam bằng con đường tiểu ngạch, không mang theo được giấy tờ đã cấp ở nước ngoài, cũng không liên lạc được (hoặc không dám liên lạc với người cha)). Tuy nhiên, nhiều trẻ em khác, do cách hiểu khác nhau về các quy định pháp luật quốc tịch, hộ tịch của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà trẻ có thể được ĐKKS (lần 2) hoặc ghi chú khai sinh tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để xác định thêm quốc tịch Việt Nam. Đối với những trẻ em này, nếu được ĐKKS (lần 2) hoặc ghi chú khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ có hai quốc tịch, dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp trong cơng tác quản lý quốc tịch sau này vì pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế rõ ràng để quản lý đối với cơng dân Việt Nam có thêm quốc tịch nước ngoài (trừ quy định của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu những công dân này nhập cảnh Việt Nam bằng hộ chiếu nào thì phải xuất cảnh bằng hộ chiếu đó).

Bên cạnh đó, có một số trẻ trong nhóm này chỉ là con lai về mặt pháp lý. Cụ thể, đây là trường hợp người mẹ đang trong thời kỳ hôn nhân với người chồng nước ngoài (chủ yếu cũng là những người chồng có quốc tịch Hàn

Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan)), nhưng do mâu thuẫn với chồng mà trở về Việt Nam sinh sống. Khi sinh sống tại Việt Nam lại chung sống và sinh con với người đàn ơng Việt Nam. Gia đình những trẻ em này thường có mong muốn cho trẻ được ĐKKS ghi tên người cha thực tế nhưng lại gặp vướng mắc khá phức tạp do có tranh chấp về mặt pháp lý khi xác định người cha (do trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nên theo quy định pháp luật về hơn nhân gia đình thì trẻ được xác định là con của người chồng nước ngoài).

Ngoài ra, do xung đột pháp luật, một số trẻ em trong số này cũng có thể có hai quốc tịch nếu trẻ đã ĐKKS, xác định quốc tịch Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng sau đó lại đến khai nhận pháp luật nước ngoài theo quy định pháp luật của nước ngoài.

2.3. Những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý, xác định quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc tịch của trẻ em theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)