Bên cạnh các giải pháp về hoàn thiện thể chế, để tăng cường quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em, tác giả xin đề xuất một số giải pháp về tổ chức thực hiện như sau:
Một là, nên có cơ chế tổ chức các cơ quan hoặc bộ phận đăng ký hộ tịch
riêng và chuyên trách (tổ chức theo từng đơn vị hành chính cấp huyện hoặc theo từng cụm đơn vị hành chính cấp xã).
Hiện nay, ở các xã, phường, thị trấn, cơng chức tư pháp - hộ tịch ngồi việc tham mưu, giúp UBND cấp xã thì phải đảm nhiệm 15 đầu việc, trong đó có việc đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong khi đó, trên thực tế, ngồi gắn kết với chun mơn về quốc tịch thì tính chất chun môn của công tác hộ tịch và các công tác tư pháp khác (công tác văn bản, tuyên truyền pháp luật, hòa
giải…) rất khác nhau, không phù hợp với việc ghép chung một cách cơ học hai loại nhiệm vụ này trong cùng một chức danh tư pháp - hộ tịch. Cũng chính vì phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác nhau, nên công chức tư pháp - hộ tịch khơng có thời gian đầu tư cho việc nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như cập nhật kịp thời những văn bản mới, đặc biệt là chuyên môn quốc tịch. Mặt khác, công chức tư pháp - hộ tịch là vị trí dễ bị thay đổi theo nhiệm kỳ của UBND nên chuyên môn bị hạn chế do không được bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời
Việc tổ chức cơ quan/bộ phận đăng ký hộ tịch chuyên trách giúp cho cán bộ, công chức làm cơng tác hộ tịch có điều kiện được tập huấn, tìm hiểu chuyên môn hộ tịch, quốc tịch tốt hơn; đưa công tác quản lý quốc tịch, công tác quản lý và đăng ký hộ tịch được chuyên mơn, chun nghiệp hóa; khắc phục hạn chế của tình trạng cơng chức tư pháp – hộ tịch được giao thực hiện ĐKKS, xác định quốc tịch cho trẻ em nhưng lại khơng có kiến thức chun mơn về quốc tịch; giảm thiểu tình trạng xác định quốc tịch Việt Nam sai đối tượng.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tác
động chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước đến người dân, nhằm cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật, hình thành tình cảm, thái độ tích cực đối với pháp luật của người dân, tạo thói quen tuân thủ pháp luật của người dân. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần có sự chỉ đạo từ Trung ương về biện pháp, cách thức cũng như nội dung tuyên truyền; tại địa phương cũng cần có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy với sự tham gia của đơng đảo các tổ chức, đồn thể cũng như các cơ quan truyền thơng, báo chí,... Nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục về pháp luật cần cần tập trung vào những nội dung chủ yếu, thiết thực liên quan nhằm giúp người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư tự do (những người có trình độ dân trí thấp) hiểu được những kiến thức cơ bản về tầm quan trọng của việc có quốc tịch, được ĐKKS; mối liên hệ giữa việc trẻ em được cấp Giấy khai sinh, xác định quốc tịch Việt Nam với việc trẻ được hưởng các quyền lợi thiết thực về y tế, giáo dục... từ đó có ý thức chấp hành đúng quy định của pháp luật. Hình
thức tun truyền phải đa dạng, có thể qua các bài phát thanh, báo đài hoặc thông qua các tuyên truyền viên pháp luật trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện, hỏi thăm về cuộc sống, sinh hoạt lồng ghép giới thiệu các quy định pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của người nghe, giảm được thái độ e dè, sợ sệt của người nghe khi tiếp cán bộ của cơ quan nhà nước. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, thì rất cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc đầu từ về điều kiện vật chất, nội dung, chi phí; cũng như cần trang bị, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cũng như các nội dung, tài liệu về pháp luật quốc tịch một cách thường xuyên cho tuyên truyền viên.
Ba là, các cơ quan quản lý nhà nước về quốc tịch cần có sự chủ động,
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp để có cơ chế xử lý, xem xét tính đúng/sai trong việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em thơng qua phán quyết của Tịa án, bằng con đường tố tụng dân sự; góp phần nâng cao vị thế, thể hiện quyền lực nhà nước trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với quốc tịch của trẻ em là cư dân của quốc gia mình.
Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước
về quốc tịch trẻ em tại cả các cơ quan Trung ương có liên quan và địa phương nhằm phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý nhà nước, để có biện pháp điều chỉnh phù hợp về cả quy định pháp luật và chính sách nhằm giữ gìn sự ổn định về an ninh, chính trị phát sinh, đảm bảo mục tiêu bảo vệ quyền có quốc tịch của trẻ em.
Năm là, việc quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em cần phải đáp ứng
các yêu cầu hội nhập quốc tế về pháp luật, đồng thời cần nghiên cứu áp dụng có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài.
Hội nhập quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu trong sự tồn tại, phát triển của tất cả các quốc gia, do đó, các quy định của pháp luật về quốc tịch cũng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý để vừa đảm bảo vị thế của Việt Nam, vừa không bị xung đột, đi ngược với quan điểm, nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, việc tiếp thu, áp dụng những kinh nghiệm quản lý ưu việt, phù hợp của pháp luật nước ngồi sẽ giúp Việt Nam có thể“đi tắt, đón đầu„ trong
cơng tác quản lý quốc tịch của trẻ em, giúp công tác bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải có những biện pháp đấu tranh tích cực cả về chính trị và ngoại giao trong việc ngăn chặn tình trạng di cư tự do khu vực biên giới, đặc biệt là tình trạng người dân bị đẩy đuổi ồ ạt về Việt Nam. Đối với số lượng người gốc Việt đang cư trú ổn định tại Campuchia, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp ngoại giao (cả mềm dẻo và cứng rắn) nhằm giải quyết cho số lượng người này được thừa nhận và sinh sống ổn định tại Campuchia, hạn chế tối đa việc có những làn sóng di cư tự do về Việt Nam như những năm vừa qua, gây bất ổn chính trị, an ninh, cũng như gây khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước của Việt Nam.
Tiểu kết chương 3
Các quan điểm và giải pháp đảm bảo thực hiện việc quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em phải phù hợp với những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; khẳng định chủ quyền của quốc gia; bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em nhưng phải phù hợp với nguyên tắc xác định quốc tịch theo quyền huyết thống và nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo; phải kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn, đồng thời vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm phù hợp của nước ngoài.
Các quan điểm và giải pháp đưa ra có thể chưa khái quát hết được những vấn đề liên quan đến quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam, nhưng đã nêu được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, dựa trên sự đánh giá về khó khăn, thách thức, cũng như những tồn tại, hạn chế của pháp luật đối với công tác quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em. Đây là những quan điểm đề xuất mang tính định hướng, biện pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý, cũng như hệ thống pháp luật về quốc tịch nói chung và quốc tịch của trẻ em nói riêng, để từ đó tạo mơi trường pháp lý thuận lợi, linh hoạt hơn, phù hợp hơn cho việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Quốc tịch là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi con người, là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một Nhà nước có chủ quyền, là cơ sở pháp lý để xác định một cá nhân là công dân của một nước kể cả đối với trẻ em ngay từ khi sinh ra. Tại Việt Nam, quyền có quốc tịch của trẻ em ln được Việt Nam quan tâm, bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả. Mục tiêu cao nhất của việc quản lý nhà nước đối với quốc tịch của trẻ em tại Việt Nam chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện có trách nhiệm các chức năng, nhiệm vụ của mình để thực thi các biện pháp nhằm đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em. Việc quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em là rất quan trọng, được coi là nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con người dài hạn – do đây là tiền đề phát sinh các quyền và lợi ích khác của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Quản lý tốt quốc tịch của trẻ em sẽ giúp cho quốc gia nâng cao vị thế chính trị, ngoại giao, ổn định an ninh trật tự, an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân, trẻ em được đảm bảo tốt hơn quyền được chăm sóc, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em đạt được những kết quả đáng ghi nhận, theo đó, các quy định pháp luật và chính sách áp dụng đã cơ bản đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đặt ra là bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em, khơng có sự phân biệt đối xử, phân biệt về giới; đẩy mạnh công tác ĐKKS và đăng ký hộ tịch khác cho trẻ em nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng khơng quốc tịch ở trẻ em; góp phần bảo đảm được sự ổn định về mặt chính trị, an ninh trật tự xã hội. Công tác quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em đang từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, cũng như những hạn chế, bất cập như: do tồn tại lịch sử để lại nên nhiều người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam lại có giấy tờ như cơng dân Việt Nam; tình trạng di cư tự do khu vực biên giới Việt Nam với các nước láng giềng vẫn còn tiếp diễn; pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập trong các quy định về cách thức và thời điểm xác định quốc tịch cho trẻ em, yêu cầu điều kiện khi xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ có cha mẹ trẻ là người khơng quốc tịch cịn khó tực hiện, một số quy định cịn chưa rõ ràng dẫn đến việc hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau khi thực hiện quản lý, xác định quốc tịch của trẻ em; việc ĐKKS – biện pháp xác định quốc tịch của trẻ em được giao cho công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã – một chức danh phải kiêm nhiệm nhiều đầu việc và thường xuyên bị thay đổi nên chun mơn khơng sâu, dễ phạm sai sót trong việc xác định quốc tịch cho trẻ em. Những tồn tại này đòi hỏi cần phải có những giải pháp để kịp thời tháo gỡ. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và và thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em trong thời gian vừa qua, Luận văn đã góp phần làm rõ thêm một số nội dung sau đây:
1. Những vấn đề lý luận cơ bản về quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam bao gồm: khái niệm, nguyên tắc quốc tịch của Việt Nam; nguyên tắc xác định quốc tịch đối với trẻ em; các quy định pháp luật về quốc tịch của trẻ em theo Luật quốc tịch Việt Nam; các đặc điểm về quốc tịch của trẻ em; chủ thể, nội dung, biện pháp, hình thức các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em; kinh nghiệm một số nước trong quản lý quốc tịch của trẻ em.
2. Đánh giá tổng quan thực trạng quốc tịch của trẻ em cũng như thực tiễn việc bảo đảm quyền có quốc tịch của trẻ em ở Việt Nam hiện nay thông qua nghiên cứu, tổng hợp, thống kê tình hình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước, tình hình giải quyết ĐKKS cho trẻ em; chỉ ra những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em, những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật liên quan đến quản lý, xác định quốc tịch của trẻ em. Những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật chủ yếu là: một số
quy định pháp luật về quốc tịch của trẻ em cịn chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn chi tiết dẫn đến nhiều cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau; một số quy định về điều kiện, thủ tục trong xác định quốc tịch của trẻ cịn chưa đẩy đủ, khơng khả thi; việc xác định quốc tịch cho trẻ em luôn gắn với thủ tục ĐKKS cho trẻ được giao cho công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã với chức năng kiêm nhiệm nhiều đầu công việc khác nhau và thường xuyên bị thay đổi nên dễ dẫn đến sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ.
3. Đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em. Cụ thể là các giải pháp để hoàn thiện pháp luật trong thời gian trước mắt và lâu dài; tổ chức lại cơ quan có thẩm quyền ĐKKS, xác định quốc tịch cho trẻ em; tăng cường hội nhập quốc tế, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ký kết, gia nhập các điều ước, thỏa thuận quốc tế đa phương, song phương để bảo đảm quyền của trẻ em nói chung và quyền có quốc tịch của trẻ em nói riêng; tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật; có cơ chế xử lý việc xác định quốc tịch Việt Nam bằng tài phán theo thủ tục tố tụng dân sự; xây dựng cơ chế phối hợp kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em nhằm phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc trong q trình quản lý nhà nước, để có biện pháp điều chỉnh phù hợp về cả quy định pháp luật và chính sách nhằm giữ gìn sự ổn định về an ninh, chính trị phát sinh, đảm bảo mục tiêu bảo vệ quyền có quốc tịch của trẻ em; tiếp thu, áp dụng những kinh nghiệm quản lý ưu việt, phù hợp của pháp luật nước ngồi sẽ giúp Việt Nam có thể“đi tắt, đón đầu„ trong cơng tác quản lý quốc tịch của trẻ em; đẩy mạnh các biện pháp chính trị, ngoại giao (cả mềm dẻo và cứng rắn) nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng di cư tự do ồ ạt về Việt Nam, đạt được sự đồng thuận của các quốc gia láng giềng nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước về quốc tịch nói chung và quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em trong thời gian tới được tốt hơn.
Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu đề tài “Quốc tịch của trẻ em theo pháp luật Việt Nam” sẽ góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về quốc tịch của trẻ em tại Việt Nam và là nguồn tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến quốc tịch của trẻ em, cũng như giúp cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về quốc tịch trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ cịn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả mong nhận được sự đóng góp, phản biện