Các hoạt động quản lý này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về quốc tịch, các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em. Các chủ thể quản lý với vai trị và trách nhiệm của mình sẽ tiến hành các hoạt động nhằm áp dụng pháp luật, đảm bảo quyền con người, quyền có quốc tịch của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em được hưởng các quyền sinh sống, học tập, ổn định cuộc sống; góp phần quan trọng trong việc hạn chế và ngăn chặn được tình trạng khơng quốc tịch. Việc thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em là cơ sở bảo đảm cho các quy định pháp luật trong các lĩnh vực khác được thực thi có hiệu quả, thể hiện được chủ quyền quốc gia cũng như tinh thần dân chủ, nhân đạo và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch của trẻ em được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em bằng biện pháp quản lý
hành chính. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động theo dõi, thống kê số lượng trẻ em được sinh ra trên địa bàn, trong đó phân chia theo các nhóm (trẻ có cả cha mẹ là cơng dân Việt Nam, trẻ là con của công dân Việt Nam với người nước ngồi, trẻ có cha mẹ là người không quốc tịch...); số lượng trẻ em từ nước ngồi trở về Việt Nam sinh sống, trong đó cũng phân
chia rõ theo các nhóm (trẻ có cả cha mẹ là cơng dân Việt Nam, trẻ là con của cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, trẻ đã đăng ký khai sinh và có quốc tịch Việt Nam, trẻ đã ĐKKS và có quốc tịch nước ngoài, trẻ chưa ĐKKS nhưng có giấy tờ xuất nhập cảnh, chứng sinh, hộ chiếu tạm thời..., trẻ chưa đăng ký khai sinh và cũng khơng có giấy tờ, trẻ khơng xác định được cha mẹ...). Các thơng tin này sẽ được thu thập từ phía cơ quan địa phương (bao gồm cả Công an xã, các đồn biên phòng, hải quan cửa khẩu...), các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và là căn cứ để UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện giải quyết việc ĐKKS, xác định quốc tịch cho trẻ có đủ điều kiện nhưng chưa ĐKKS.
Thứ hai, quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em bằng biện pháp áp dụng
pháp luật. Đây là việc ban hành các văn bản áp dụng pháp luật một cách kịp thời, chính xác và thực hiện có hiệu quả nhằm việc xác định quốc tịch cho trẻ em, đặc biệt là các đối tượng trẻ em là con lai, trẻ em là con của người không quốc tịch, con của người di cư tự do, kết hôn không giá thú... và giải quyết ĐKKS cho các đối tượng này. Chủ thể quản lý sẽ áp dụng các quy định pháp luật nhằm đảm bảo cho việc theo dõi, quản lý số lượng trẻ em sinh sống tại địa phương, áp dụng các chính sách, hướng dẫn nhằm giải quyết tối đa việc ĐKKS, xác định quốc tịch cho trẻ em.
Song song với các biện pháp quản lý nhà nước, Việt Nam cũng đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp thông tin, tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng sâu vùng xa, người dân di cư tự do tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật về hộ tịch, cư trú, hôn nhân gia đình. Điều này giúp người dân hiểu rõ quyền, lợi ích của việc được ĐKKS, ĐKKH, được cấp các giấy tờ tùy thân, cũng như được hưởng các quyền lợi cơ bản về an sinh xã hội, trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền lợi về chăm sóc y tế và giáo dục... Từ đó, người dân tự có ý thức tuân thủ pháp luật, tự giác đi đăng ký cư trú, đăng ký hộ tịch, trong đó có ĐKKS cho con, vừa giúp cho việc đảm bảo quyền được ĐKKS, quyền có quốc tịch của trẻ, vừa
giúp ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu tình trạng người dân khơng có giấy tờ tùy thân rồi di cư tự do, dẫn đến về lâu dài sẽ khó xác định được quốc tịch.
Về hình thức, hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch nói chung và quốc tịch trẻ em nói riêng đều được thể hiện qua cơng tác hành chính thuần túy khi thực hiện giải quyết các thủ tục ĐKKS hay giải quyết các việc về quốc tịch (giải quyết hồ sơ xin nhập/trở lại/thơi quốc tịch Việt Nam, xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác định quốc tịch Việt Nam để cấp hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân,...). Trong đó, cơng tác giải quyết các việc về quốc tịch chủ yếu được tiến hành theo ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài việc là một phần của hoạt động quản lý quốc tịch nói chung, hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em còn gắn với hoạt động quản lý hộ tịch. Do đó, hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em cũng sẽ được thực hiện theo cơ chế phân cấp theo thẩm quyền (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan với nhau theo quy định của pháp luật (giữa các bộ, ngành liên quan với nhau hoặc giữa bộ, ngành với UBND cấp tỉnh, giữa cơ quan có thẩm quyền ở trung ương với cơ quan cấp dưới ở địa phương theo ngành dọc hoặc ngay giữa UBND các cấp với nhau).
Quản lý nhà nước về quốc tịch trẻ em là lĩnh vực nhạy cảm. Việc phân định rõ nhiệm vụ cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan cần phải bảo đảm khơng có sự chồng chéo trong từng nội dung, công việc và nhiệm vụ thực hiện các quy định pháp luật. Hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em cũng thể hiện một cách khách quan và trung thực nhất, phản ánh hiệu quả quản lý nhà nước, cũng như vai trò của các cơ quan có thẩm quyền trong các lĩnh vực quốc tịch, hộ tịch, cư trú,...; từ đó có những nhìn nhận, đánh giá để có những điều chỉnh về chính sách và pháp luật phù hợp.