Pháp luật của mỗi nước trên thế giới có những quy định khác nhau về chủ thể quản lý tài sản phá sản. Tuy nhiên, khái quát lại có thể thấy có 2 mô hình chủ thể phổ biến là mô hình chủ thể quản lý tài sản là những cá nhân (Tín thác viên theo luật phá sản Hoa Kỳ, Quản tài viên theo luật phá sản của Thụy Điển và Latvia, quản trị viên theo luật phá sản Nhật Bản và luật phá sản Cộng hòa liên bang Nga…) và mô hình là một thiết chế tập thể (như trong pháp luật phá sản Việt Nam trước 2014 và Luật Phá sản Trung quốc). Đồng thời với mỗi mô hình, pháp luật các nước cũng trao cho chủ thế này những nhiệm vụ quyền hạn rộng hẹp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của mỗi nước[22].
Pháp luật phá sản các nước đều thể hiện vai trò của người quản lý, thanh lý tài sản (gọi tắt là Quản tài viên) trong quá trình giải quyết việc phá sản nói chung và trong giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản nói riêng. Qua việc tìm hiểu pháp luật phá sản của một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, như sau:
Thứ nhất, việc quản lý tài sản và thanh lý tài sản trong quá trình phá sản nên
nghiên cứu chỉ giao cho các cá nhân hành nghề độc lập (Quản tài viên), chứ không nên trao thẩm quyền cho nhiều chủ thể như quy định của LPS 2014 hiện nay. Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ Quản tài viên theo các tiêu chí và chuẩn mực nhất định để phù hợp với hoạt động của họ.
Thứ hai, thủ tục giải quyết phá sản, kể cả thủ tục thi hành quyết định tuyên bố
định đó là Thẩm phán của Tòa án. Có thể thấy pháp luật phá sản của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết phá sản kể từ khi thụ lý cho đến khi chấm dứt thủ tục phá sản. Về vấn đề này LPS 2014 của chúng ta đang có sự cắt khúc gián đoạn. Theo đó, trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thì Thẩm phán là người giải quyết việc phá sản. Còn sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên lại được trao quyền thi hành quyết định này. Điều này đã gây ra không ít khó khăn, bất cập cho cả quá trình giải quyết việc phá sản.
Thứ ba, trình tự, thủ tục thanh lý tài sản và thi hành quyết định tuyên bố phá
sản cần được quy định và áp dụng thống nhất bằng những quy định mang tính đặc thù của thủ tục phá sản để đảm bảo hiệu quả của việc giải quyết phá sản nói chung và việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản nói riêng. Trong quyết định tuyên bố phá sản không có người phải THA như trong các bản án, quyết định thông thường khác. Do vậy, khi áp dụng các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự để giải quyết sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc, vì nhiều thủ tục trong thi hành án dân sự cần phải có sự tham gia của các bên đương sự. Đặc biệt là người phải thi hành án thì mới đảm bảo tính khách quan.
Tiểu kết chương 1
Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phá sản ở mỗi quốc gia là một nhu cầu tất yếu của xã hội đặt ra. Phá sản là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt có nhiều giai đoạn và có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có thể có giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản (nếu việc phục hồi thành công thì không có giai đoạn này). Mặc dù giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết phá sản. Tuy nhiên, giai đoạn này lại có ý nghĩa và ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Vì vậy, trình tự, thủ tục nói chung và người quản lý, thanh lý tài sản doanh nghiệp bị phá sản nói riêng có vai trò rất quan trọng. Sự hiện diện của chủ thể này trong pháp luật là cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng con nợ tẩu tán, làm thất thoát tài sản, thu hồi được nhiều nhất các quyền lợi vật chất cho các chủ nợ; tránh tình trạng bắt nợ phi pháp từ phía các chủ nợ; đồng thời việc phân chia tài sản, điều hòa lợi ích giữa các chủ nợ, giữa chủ nợ với con nợ và lợi ích của người lao động, của Nhà nước một cách công bằng và đúng luật trên cơ sở tài sản hiện có của con nợ cũng là một yêu cầu cho sự hình thành của thiết chế quản lý tài sản [22].
Pháp luật về phá sản nói chung và các quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản nói riêng của Việt Nam trước đây còn khá nhiều bất cập. Từ khi Luật phá sản 2014 có hiệu lực đến nay tình hình giải quyết việc phá sản đã được cải thiện hơn rất nhiều, cụ thể theo số liệu của Tổng cục thi hành án dân sự thì đến cuối năm 2019 cả nước đã có khoảng 427 quyết định tuyên bố phá sản (số quyết định phá sản Toàn ngành Tòa án đã ban hành theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 là 46
quyết định, LPS 2004 là 83 quyết định). Trong đó, Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý thanh lý tài sản đã thi hành xong khoảng 275 việc. Như vậy, thông qua kết quả giải quyết ở trên có thể thấy các quy định của LPS 2014 đã khắc phục được một số bất cập, hạn chế về thủ tục giải quyết các vụ việc phá sản của Luật Phá sản 2004, đồng thời tạo hành lang pháp lý để cơ quan THADS thi hành các quyết định của tòa án giải quyết vụ việc phá sản, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tính nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Trên cơ sở của LPS 2014, việc giải quyết các việc phá sản đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, khác với trình tự thủ tục thi hành án thông thường, việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản có những đặc thù riêng. Do có tính đặc thù và là những quy định mới được áp dụng tại Việt Nam nên thực tiễn thi hành quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cũng như Chấp hành viên cơ quan THADS còn nhiều lúng túng, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật về phá sản và các văn bản pháp luật có liên quan để nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành án phá sản.
Chương 2