6 Tỷ lệ %= (Xong+đình chỉ)/Có
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, doanh nghiệp thì việc đầu tiên, quan trọng nhất đó chính là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Pháp luật về phá sản ở nước ta không phải là một lĩnh vực phổ biến. Đặc biệt, chế định về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là một chế định, một ngành nghề hoàn toàn mới ở nước ta. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp, thậm chí là một số cơ quan tổ chức trong bộ máy nhà nước về các quy định liên quan đến chế định này còn ở mức khá hạn chế. Điều này có nguyên nhân chủ yếu từ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của chúng ta hiện nay còn chưa được chú trọng đúng mức, cách thức, biện pháp tuyên truyền pháp luật nói
chung và pháp luật về phá sản nói riêng còn mang tính hình thức, chưa đa dạng, phong phú, kém hiệu quả. Do vậy, các cơ quan hữu quan cần phải có kế hoạch, chính sách hiệu quả hơn để tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, trong đó có chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nói riêng đến công chúng.
KẾT LUẬN
Luật Phá sản năm 2014 đã phát huy tác dụng trong việc lành mạnh hóa môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục được một phần tình trạng nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã không còn khả năng thanh toán nhưng vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc lần đầu tiên quy định cơ chế quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán thông qua Quản tài viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong LPS 2014 đã làm cho quá trình giải quyết phá sản được nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, góp phần tạo môi trường phát triển kinh tế của Việt Nam, thể hiện sự hội nhập về pháp luật với thế giới, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, về trình tự, thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản thì vẫn còn những vấn đề hạn chế, bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thi hành án phá sản.
Trong phạm vi của Luận văn này, tác giả đã phân tích, tổng hợp những vấn đề cơ bản của pháp luật liên quan đến thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Đồng thời, thông quan nghiên cứu các quy định pháp luật và đối chiếu, so sánh với thực tiễn áp dụng pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã nhận diện được một số hạn chế, bất cập cơ bản nhất của pháp luật về thi hành quyết định tuyên bố phá sản như quy định về trình tự, thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản chưa thống nhất một số quy định pháp luật chưa phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích và nêu lên những vấn đề bất cập từ thực tiễn như: khó khăn do quá trình xử lý, thanh lý một tài sản có thể sẽ do nhiều chủ thể thực hiện và việc áp dụng các quy định pháp luật khác nhau; việc cắt khúc gián đoạn và chia quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản thành nhiều giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc thanh lý tài sản DN, HTX phá sản.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và các văn bản pháp luật trong nước cũng như quốc tế liên quan đến vấn đề thanh lý tài sản trong thi hành quyết định tuyên bố phá sản, tác giả đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật như: khắc phục những bất cập, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật; xác định, lựa chọn mô hình thi hành quyết định tuyên bố phá sản phù hợp hơn. Ngoài
ra, còn có đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành quyết định tuyên bố phá sản như: Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thi hành quyết định tuyên bố phá sản; Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, quản lý đội ngũ Quản tài viên; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của pháp luật về phá sản ở Việt Nam, cần có nhiều yếu tố và giải pháp khác nhau. Trong đó, việc hoàn thiện pháp luật về thi hành quyết định tuyên bố phá sản cũng là một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết. Đây cũng chính là mục đích của đề tài “Thi hành quyết định tuyên bố
phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” hướng
đến.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu, số liệu nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được những đóng góp, nhận xét của quý thầy cô giáo, các bạn học viên để luận văn được hoàn thiện hơn. Đồng thời, Tác giả cũng mong muốn những vấn đề đã nêu lên trong Luận văn sẽ là những ý tưởng gợi mở, là tiền đề để chúng ta tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phá sản nói chung và các quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản nói riêng trong thời gian tới.