Xác định, lựa chọn mô hình thi hành quyết định tuyên bố phá sản phù hợp hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 71)

6 Tỷ lệ %= (Xong+đình chỉ)/Có

3.2.2. Xác định, lựa chọn mô hình thi hành quyết định tuyên bố phá sản phù hợp hơn

phù hợp hơn

Pháp luật phá sản của các nước trên thế giới hiện nay cho thấy hầu hết các nước đều quy định trong thủ tục giải quyết phá sản luôn có một chủ thể không phải là người của Tòa án tham gia vào quá trình giải quyết phá sản. Người này tham gia bằng sự chỉ định của Tòa án và thường hành nghề với tư cách cá nhân và được

hưởng thù lao từ việc quản lý, thanh lý tài sản của chủ thể mất khả năng thanh toán, bị phá sản. Nhiệm vụ chính của họ cũng chính là tên gọi, đó là: Người quản lý tài sản, Người giám sát doanh nghiệp, Quản tài viên... công việc của họ chủ yếu là quản lý tài sản, kiểm tra, xác minh các khoản nợ, giám sát hoạt động của chủ thể mất khả năng thanh toán, bán tài sản, đại diện thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ…Đồng thời, theo quy định của hầu hết các nước thì Quản tài viên sẽ tham gia từ giai đoạn mở thủ tục phá sản cho đến khi thanh lý xong tài sản và chấm dứt vụ việc phá sản. Như vậy, họ sẽ là người chịu trách nhiệm hầu như toàn bộ các vấn đề liên quan đến tài sản của chủ thể bị phá sản. Cơ chế này đảm bảo cho họ phải thực hiện hết trách nhiệm của mình để đạt hiệu quả cao nhất.

Pháp luật phá sản ở Việt Nam chúng ta thì người quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản đã có sự thay đổi qua các thời kỳ, cụ thể:

Theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, chủ thể tham gia quản lý, thanh lý tài sản là một tập thể và được gọi là Tổ quản lý tài sản. Thành phần Tổ quản lý tài sản gồm có: cán bộ của Toà kinh tế cấp tỉnh, Chấp hành viên của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp, đại diện chủ nợ, đại diện doanh nghiệp mắc nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn, chuyên viên các cơ quan tài chính, ngân hàng cấp tỉnh và các ngành chuyên môn khác. Tổ quản lý tài sản do một cán bộ của Toà kinh tế tỉnh làm tổ trưởng.

Luật Phá sản năm 2004, quy định: Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có: Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; Một cán bộ của Toà án; Một đại diện chủ nợ; Đại diện hợp pháp của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản; Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.

Như vậy, nếu như Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định Thẩm phán, Tổ quản lý thanh lý tài sản đóng vai trò quan trọng trong thủ tục phá sản nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và người lao

động, thì Luật Phá sản năm 2004 trao quyền quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Chấp hành viên (người của cơ quan Thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng). Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 nêu trên cho thấy, dù là Thẩm phán Toà án hay Chấp hành viên thuộc Cơ quan thi hành án dân sự, thì bên cạnh rất ít những điều hợp lý, đa phần là sự bất hợp lý.

Việc trao quyền quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản cho Thẩm phán hay Chấp hành viên (là những luật gia) là vượt quá khả năng của họ. Bởi họ ít am hiểu các hoạt động kinh tế nên không thể đảm đương tốt nhiệm vụ, không thể giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp [21, tr.104].

Về chế định người quản lý, thanh lý tài sản trong LPS 2014, có thể nói là một bước đột phá. Từ cơ chế làm việc tập thể chuyển sang cơ chế làm việc cá nhân đã khắc phục được rất nhiều vấn đề bất cập của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trước đây như sự thiếu linh hoạt, thiếu chuyên môn và chuyên nghiệp sang một cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân, linh hoạt và chủ động phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua một thời gian LPS 2014 có hiệu lực, đi vào cuộc sống đã cho thấy tính hiệu quả của mô hình, chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản cũng như quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Hiện nay, có một số bất cập, tồn tại trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản liên quan đến Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chủ yếu xuất phát từ cách thức pháp luật quy định về chức năng nhiệm vụ cho loại chủ thể này. Như đã phân tích ở chương trước, những bất cập hiện nay làm cho hiệu quả của việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản chưa cao đó là do một số quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo; việc giám sát của Chấp hành viên vừa mang tính hình thức vừa làm giảm sự chủ động linh hoạt của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và đặc biệt là việc cắt khúc, gián đoạn quá trình xử lý, thanh lý tài sản. Đặc biệt là quy định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ xử lý, thanh lý tài sản trong hai năm đầu còn sau đó lại chuyển giao cho Chấp hành viên tiếp tục xử lý bằng những quy định của Luật THADS. Điều này đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả thi hành quyết định tuyên bố phá sản trong thời gian vừa qua. Do vậy, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu

mô hình hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản một cách hiệu quả hơn dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia có nền pháp luật phát triển và thực tiễn ở nước ta.

Để đảm bảo cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoạt động một cách hiệu quả chúng ta cần xem xét đến các yếu tố sau. Thứ nhất, phải tạo được một khung pháp lý đảm bảo cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoạt động một cách độc lập, linh hoạt, chủ động và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Thứ hai, phải có một cơ chế xử lý thanh lý tài sản mang tính đặc thù, hiệu quả và được điều chỉnh thống nhất bởi các quy định của pháp luật phá sản. Thứ ba, phải tạo được sự thống nhất, liên tục trong quá trình xử lý, thanh lý tài sản của DN, HTX bị phá sản, không bị cắt khúc, gián đoạn như hiện nay. Vì những lý do trên, tác giả đề xuất một số vấn đề về mô hình, cơ chế hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:

Một là, nên quy định trách nhiệm, quyền hạn của Quản tài viên, doanh

nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là tham giải quyết, xử lý, thanh lý tài sản từ khi được Tòa án chỉ định cho đến khi chấm dứt việc phá sản. Có nghĩa, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là người chịu trách nhiệm chính và xuyên suốt trong cả quá trình quản lý, giám sát hoạt động của DN, HTX bị mất khả năng thanh toán, xử lý tài sản của ND, HTX khi Tòa án mở thủ tục giải quyết phá sản và xử lý, thanh lý tài sản sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản cho đến khi xử lý xong tài sản, thi hành xong quyết định tuyên bố phá sản và chấm dứt việc phá sản. Đây cũng chính là cách mà nhiều nước trên thế giới thường áp dụng đối với Quản tài viên. Điều này sẽ tạo được sự thống nhất, chủ động, liên tục và tính tự chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện. Như vậy, đồng nghĩa với việc Luật phá sản của chúng ta phải bổ sung thêm nhiệm vụ quyền hạn cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Đồng thời, bỏ quy định về việc chuyển giao cho Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật phá sản doanh nghiệp năm 2014.

Hai là, thống nhất pháp luật áp dụng cho toàn bộ quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Các quy định pháp luật này nên có tính chất đặc thù, phù hợp với việc thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản chứ không nên áp dụng một cách miễn cưỡng các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự như hiện nay. Vì thủ tục giải quyết phá sản là một loại thủ tục đặc biệt và quyết định tuyên bố phá sản cũng mang tính đặc thù, không giống như những bản án, quyết định thông thường khác được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Ngay sau khi quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật thì pháp nhân là DN, HTX bị phá sản (Người

phải thi hành án) đã bị chấm dứt sự tồn tại. Do vậy, việc áp dụng pháp luật thi hành

án dân sự để tiến hành xử lý, thanh lý tài sản trong một số trường hợp là không thể thực hiện được vì người phải thi hành án không tồn tại (Trong thủ tục thi hành án dân sự luôn luôn phải tồn tại một bên là người phải thi hành án và bên còn lại là người được thi hành án – một số trường hợp người được thi hành án có thể là Nhà nước). Ví dụ như các thủ tục thông báo về thi hành án, theo quy định của Luật THADS, thì hầu hết các văn bản quyết định về thi hành án đều phải giao, thông báo cho đương sự trong đó có người phải thi hành án, hay như thủ tục thỏa thuận về kê biên xử lý tài sản, thủ tục lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá, thủ tục giảm giá tài sản...đều có ý kiến hoặc sự tham của người được THA và người phải THA. Nếu quá trình thực hiện mà cơ quan thi hành án, Chấp hành viên không thực hiện thủ tục này thì bị xem là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục thi hành án và hiện nay các thủ tục này trong pháp luật về thi hành án dân sự không có một quy định nào loại trừ hoặc quy định riêng cho thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, thì khi Chấp hành viên trực tiếp tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản thì có thực hiện đầy đủ các thủ tục này không, và nếu không thực hiện thì có bị xem là vi phạm thủ tục về thi hành án không?

Vì những lý do trên, tác giả cho rằng việc cần phải thống nhất pháp luật áp dụng cho toàn bộ quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Đồng thời, các quy định này nên có tính chất đặc thù, phù hợp với việc xử lý, thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản thì mới mang lại hiệu quả trong quá trình giải quyết, thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Ba là, về cơ quan giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trước hết cần khẳng định việc giám sát hoạt động xử lý, thanh lý tài sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là hết sức cần thiết, việc giám sát sẽ đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự. Chính vì vậy, việc giám sát này cũng cần phải hiệu quả và thực chất hơn. Hiện nay, ở nước ta theo LPS 2014, thì việc giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong giải quyết phá sản được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn trước khi có quyết định tuyên bố phá sản ở giai đoạn này việc giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thuộc trách nhiệm của Thẩm phán giải quyết việc phá sản. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sau khi có quyết định tuyên bố phá sản, ở giai đoạn này thì trách nhiệm giám sát lại thuộc về Chấp hành viên được phân công thụ lý thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, việc giám sát ở giai đoạn thứ hai này, như đã phân tích ở phần trước, thì rõ ràng là nó không mang lại hiệu quả, thậm chí nó còn cản trở, gây khó khăn cho động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trái ngược với chúng ta, hiện nay nhiều nước trên thế giới đều quy định việc giám sát hoạt động của Quản tài viên là nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán trực tiếp giải quyết phá sản, kể cả giai đoạn trước khi có quyết định phá sản và sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Tác giả cho rằng điều này là hợp lý và cần thiết, nó tạo cho quá trình xử lý, thanh lý tài sản được liên tục. Đồng thời, quy định này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các chủ thể và cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng.

Tác giả cho rằng ở nước ta để nâng cao hiệu quả của công tác xử lý, thanh lý tài sản của DN, HTX bị phá sản thì chúng ta cũng cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế về việc giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo hướng thống nhất trách nhiệm giám sát thuộc về một chủ thể và xuyên suốt cả quá trình giải quyết phá sản (cả trước và sau khi có quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)