6 Tỷ lệ %= (Xong+đình chỉ)/Có
ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Luật phá sản năm 2014, sau khi ra đời đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc của Luật phá sản năm 2004. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần phải được pháp luật điều chỉnh. Bên cạnh những vấn đề tồn tại, bất cập trong các quy định về thi hành quyết định phá sản đã được tác giả đề cập cụ thể trong Chương 2 của Luận văn này, thì trên bình diện tổng thể pháp luật về phá sản còn có nhiều vấn đề tồn tại khác. Ngày 4/12/2020, tại Hội thảo khoa học về “Tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014” do TANDTC tổ chức, Báo cáo đề dẫn do TS Trần Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC cho biết: Luật Phá sản 2014 được Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19-6-2014, có hiệu lực từ ngày 01- 01-2015, thay thế Luật phá sản năm 2004. Luật Phá sản 2014 đã thể hiện bước cải cách lớn, khắc phục những hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2004; tạo môi trường pháp lý bình đẳng, lành mạnh, hỗ trợ mọi loại hình doanh nghiệp cạnh tranh tồn tại trong sự tiến bộ, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, thực tiễn 05 năm triển khai thi hành Luật này cũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng phát sinh nhiều vướng mắc, cần nghiên cứu giải quyết, đề xuất việc hướng dẫn áp dụng thống nhất, các giải pháp khác nhằm giảm thời gian, chi phí phá sản doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi hoạt động kinh doanh, bảo vệ tốt hơn quyền của chủ nợ... đồng thời, đánh giá tính cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung Luật này trong giai đoạn hiện nay [29].
Như vậy, rõ ràng việc hoàn thiện pháp luật về phá sản nói chung và các quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản nói riêng là một đòi hỏi tất yếu. Việc