Một số khó khăn, bất cập trong thi hành quyết định tuyên bố phá sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 62)

6 Tỷ lệ %= (Xong+đình chỉ)/Có

2.2.3. Một số khó khăn, bất cập trong thi hành quyết định tuyên bố phá sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ nhất, Quy định về thời hạn ra quyết định thi hành án trong Luật phá

sản năm 2014 chưa thống nhất với Luật thi hành án dân sự

Từ vụ việc thực tế: Theo quyết định tuyên bố phá sản số 953/2017/QĐ-TBPS ngày 27/7/2017 đối với Công ty Nuôi trồng Thủy Sản của TAND TP.Hồ Chí Minh, có nội dung (trích):

“Tuyên bố Công ty Nuôi trồng Thủy Sản Địa chỉ: 131 Nguyễn Khoái, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh bị phá sản.

- Chấm dứt hoạt động của Công ty Nuôi trồng Thủy Sản; Đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động;

- Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của Công ty Nuôi trồng Thủy Sản theo Danh mục tài sản cố định Công ty Nuôi trồng Thủy Sản của Quản tài viên quản lý và thanh lý Công ty Nuôi trồng Thủy Sản lập ngày 19/6/2017 trên cơ sở Tổ quản lý, Thanh lý tài sản đã kiểm tra, xác minh và lập ngày 08/9/2008;

- Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của Công ty Nuôi trồng Thủy Sản (kèm theo Danh sách Chủ nợ Công ty Nuôi trồng Thủy Sản ngày 05/5/2017 đã được cập nhật ngày 24/7/2017 và Danh sách những người mắc nợ Công ty Nuôi trồng Thủy Sản ngày 08/5/2017) theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 của Luật phá sản 2014, Cụ thể:

+ Chi phí phá sản;

+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;…”

Đây là một vụ việc phá sản khá đặc biệt vì thời gian giải quyết rất dài từ năm 2000 đến nay vẫn chưa xong. Việc mở thủ tục phá sản được bắt đầu từ năm 2000

(Thụ lý theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993); quá trình giải quyết phá sản ở

Tòa án từ năm 2000 đến năm 2017 mới có quyết định tuyên bố phá sản, nhờ có sự ra đời kịp thời của Luật phá sản 2014, nếu không thi cho đến nay Tòa án vẫn không thể ra được quyết định tuyên bố phá sản, vì tổ quản lý thanh lý tài sản trước đây vẫn chưa thanh lý xong tài sản của doanh nghiệp (quá trình giải quyết áp dụng cả Luật

phá sản doanh nghiệp 1993, Luật phá sản năm 2004 và Luật phá sản 2014).

Ngày 06/7/2018, ngay sau khi nhận được quyết định tuyên bố phá sản do Tòa án chuyển Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định thi hành án chủ động số 2400/QĐ-CTHADS ngày 06/7/2018 để thi hành quyết định phá sản trên.

Như vậy, trong vụ việc trên thì thời gian giao quyết định tuyên bố phá sản từ Tòa án sang cơ quan thi hành án là khá dài từ 27/7/2017 Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản nhưng mãi đến một năm sau (ngày 06/7/2018) thì Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh mới nhận được. Ngược lại, cơ quan thi hành án lại ra quyết

định rất kịp thời, ra ngay trong ngày nhận được quyết định tuyên bố phá sản (ngày 06/7/2018).

Từ thực tế của vụ việc trên, đối chiếu với các quy định có liên quan chúng ta sẽ thấy. Luật phá sản năm 2014 và Luật thi hành án dân sự đều quy định cơ quan THADS là cơ quan được giao nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Tuy nhiên, quy định về thời hạn ra quyết định thi hành án trong các đạo luật này lại chưa có sự thống nhất với nhau. Cụ thể, LPS 2014 quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan THADS có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản (Điều 120). Trong khi đó, Luật THADS quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành (Khoản 2 Điều 36). Như vậy, quy định của hai văn bản luật này về thời hạn để cơ quan THADS ra quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá sản là không thống nhất với nhau, từ đó gây ra những khó khăn cho cơ quan THADS trong việc ban hành quyết định thi hành án. Bên cạnh đó, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Thông tư 07 lại quy định:

“1. Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản được chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền chủ động ra quyết định THA và phân công Chấp hành viên”

Quy định trên, rõ ràng đã mâu thuẫn với LPS 2014 là văn bản mà thông tư hướng dẫn thi hành. Tại khoản 1 Điều 120 quy định là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan THADS có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành. Nhưng khoản 1 Điều 5 thông tư liên tịch nên trên thì lại quy định thời hạn để Tòa án chuyển giao quyết định là 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, tại khoản 2 của Điều trên cũng quy định Thủ trưởng

cơ quan THADS chủ động ra quyết định THA trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Do vậy, tổng hợp thời gian trong quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch nêu trên, thì có thể hiểu giới hạn tối đa cho phép để cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản tính từ ngày quyết định có hiệu lực có thể là 33 ngày. Như vậy, hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư 07 đã trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật ban hành văn bản năm 2015.

Thứ hai, Mâu thuẫn về thời điểm Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,

thanh lý tài sản tiến hành định giá tài sản

Cùng trong vụ việc đã nêu ở mục 2.2.1 trong hồ sơ thi hành án thể hiện “Ngày 14/5/2018, Công ty Hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Hoàn Cầu đã ký phụ lục hợp đồng lần 1 với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục bán đấu giá đối với tài sản 01 và 03 là vật kiến trúc trên đất thuê của nhà nước (dạng phế liệu) của Công ty Nuôi trồng thủy sản.

Ngày 04/6/2018, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP. Hồ Chí Minh tổ chức bán đấu giá thành đối với 02 tài sản nêu trên. Giá đấu giá thành tài sản 01 là 682.000.000 đồng, tài sản 03 là 407.000.000 đồng. Ngày 25/6/2018, Công ty Hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Hoàn Cầu đã giao tài sản bán đấu giá cho ông Nguyễn Mạnh Hiệp có ông Nguyễn Anh Tài đại diện theo ủy quyền nhận”

Như vậy, việc thẩm định giá và bán đấu giá hoàn toàn đã diễn ra trước khi cơ quan thi hành án thụ lý vụ việc (Cơ quan thi hành án thụ lý ngày 06/7/2018). Vấn đề đặt ra là Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thực hiện việc thẩm định giá, bán đấu giá trước khi cơ quan thi hành án thụ lý, ra quyết định thi hành án để thi hành quyết định tuyên bố phá sản như vậy thì có đúng không, và pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 121 LPS 2014 quy định: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan THADS, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

sản được thực hiện sau khi có yêu cầu của Chấp hành viên. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 07, cũng hướng dẫn việc thẩm định giá của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải đặt dưới sự giám sát của Chấp hành viên. Vì Chấp hành viên là người được nhà nước giao trách nhiệm giám sát các hoạt động định giá, bán tài sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 122 LPS 2014 lại quy định: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp

quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quy định này lại cho phép Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoàn toàn chủ động trong việc định giá tài sản mà không phụ thuộc vào việc cơ quan THADS đã ra quyết định thi hành án cũng như việc Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản hay chưa. Như vậy, cùng một vấn đề thẩm định giá nhưng đã có sự mâu thuẫn giữa các điều luật của LPS 2014 và mâu thuẫn với Thông tư hướng dẫn thi hành đã gây lúng túng, khó khăn rất lớn cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản vì không biết phải thực hiện như thế nào cho đúng. Nếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 121 có nghĩa là phải chờ cơ quan thi hành án thụ lý và Chấp hành viên có văn bản yêu cầu thì mới thực hiện việc định giá tài sản. Như vậy, sẽ vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 122, giả sử do phải chờ Chấp hành viên có văn bản yêu cầu thanh lý tài sản nên bị chậm trễ trong việc định giá và có thiệt hại xảy ra thì ai là người chịu trách nhiệm. Hơn nữa, tại khoản 1 Điều 123 về định giá lại quy định: Việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 122 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản. Như vậy, rõ ràng nếu không tuân thủ đúng thời hạn quy định ở Điều 122 thì đã vi phạm rồi. Còn nếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 122 khi cơ quan thi hành án chưa thụ lý quyết định tuyên bố phá sản nên chưa có văn bản yêu cầu của Chấp hành viên. Có nghĩa là việc thực hiện định giá trong khoảng thời gian này sẽ chưa có sự giám sát của Chấp hành viên, cơ quan THADS. Do vậy, nếu có xảy ra sai sót thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và giải quyết như thế nào?

Thứ ba, quan hệ phối hợp giữa Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh

nghiệp quản lý thanh lý tài sản chưa thực sự hiệu quả

Theo các quy định của pháp luật về phá sản hiện nay, có thể thấy mối quan hệ phối hợp giữa Chấp hành viên với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đối với việc quản lý, xử lý tài sản trong mỗi vụ việc phá sản là rất thường xuyên và khá chặt chẽ. Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn chưa nói rõ cơ chế, trách nhiệm giám sát, phối hợp cũng như chế tài của các bên trong mối quan hệ này. Vì vậy, tính ràng buộc pháp lý giữa các bên chưa cao. Do đó, trong mối quan hệ phối hợp giữa Chấp hành viên, cơ quan thi hành án với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hiện nay có thể dẫn đến các hệ quả sau:

Một là, việc giám sát của Chấp hành viên đối với hoạt động của Quản tài viên,

doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình xử lý, thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản chỉ mang tính hình thức. Vì Chấp hành viên không trực tiếp tham gia xử lý mà chỉ giám sát thông qua báo cáo thì không thể sâu sát được nội dung vụ việc, nên rất khó để phát hiện được những vi phạm, sai sót. Hơn nữa, Chấp hành viên có nhiệm vụ chính là tổ chức thi hành các bản án, quyết định khác nên không có thời gian để theo dõi một cách chặt chẽ các hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản..

Hai là, cho dù có thể việc giám sát của Chấp hành viên chỉ mang tính hình

thức. Tuy nhiên, việc phải thường xuyên báo cáo, chờ ý kiến của Chấp hành viên đã làm mất đi tính linh hoạt chủ động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Điều này sẽ làm mất thêm nhiều thời gian, công sức của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả xử lý, thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản.

Ngoài ra trên thực tế mối quan hệ phối hợp giữa Quản tài viên và Chấp hành viên với nhau cũng có lúc không được tốt, ví dụ trong trường hợp thi hành quyết định phá sản đối với Công ty nuôi trồng thủy sản mà tác giả đã nêu ở trên Chấp hành viên đã cho biết “Việc thanh lý 281.621 cổ phần của Công ty CP XNK Thủy Sản Năm Căn số tiền thu được là 2.700.513.900 đồng chuyển vào tài khoản của Công ty Hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Hoàn Cầu từ ngày 12/10/2018 nhưng

Quản tài viên không thông báo kết quả, không chuyển các khoản tiền thu được từ việc thanh lý tài sản vào tài khoản thi hành án ngay sau khi thanh lý tài sản này. Đến ngày 11/9/2019, Quản tài viên mới chuyển số tiền trên vào tài khoản cơ quan thi hành án, ngày 06/11/2019, Quản tài viên mới thông báo kết quả trên”. Hay như “Ngày 18/8/2020, Quản tài viên Công ty Hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Hoàn Cầu đến tại Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh làm việc nhưng không hợp tác, yêu cầu Chấp hành viên làm văn bản để bên Quản tài viên trả lời về các khoản tiền thu chi, không ký vào biên bản làm việc và bỏ về”.

Thứ tư, sự khác nhau giữa chủ thể trong một vụ việc thi hành án dân sự

thông thường với chủ thể trong thi hành quyết định tuyên bố phá sản gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật

Theo quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự thì trong hầu hết việc thi hành án đều thể hiện một bên là người được thi hành án và bên còn lại là người phải thi hành án, và hai người này được gọi là đương sự. Đồng thời, trong quá trình giải quyết việc thi hành án thì thường phải có sự xuất hiện của cả người được thi hành án và người phải thi hành án. Ví dụ như trong thủ tục thẩm định giá, bán đấu giá thì đương sự luôn được quyền thỏa thuận với nhau về phương thức thi hành án. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản thì chỉ có một bên là “chủ nợ” trong danh sách chủ nợ tại quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Những người này có thể được xem là những người được thi hành án (Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định

được thi hành). Còn người phải thi hành án chính là DN, HTX bị phá sản. Tuy

nhiên, do DN, HTX đã bị phá sản nên tư cách pháp nhân của họ không còn tồn tại sau khi đã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)