doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện
Theo quy định tại Điều 120 LPS 2014, thì mặc dù sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, sau khi Chấp hành viên nhận được quyết định thi hành án thi hành quyết định tuyên bố phá sản và hồ sơ thi hành án thì Chấp hành viên lại không trực tiếp xử lý, thanh lý tài sản của DN, HTX bị tuyên bố phá sản, mà chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản, cụ thể tại Điều 121 LPS 2014 quy định:
“Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản…Tài sản mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được việc thanh lý sau 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao toàn bộ giấy tờ, tài sản của DN, HTX phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật”
Như vậy, có thể hiểu sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản một DN, HTX thì trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 121 LPS 2014 nêu trên thì việc thanh lý tài sản để thi hành quyết định tuyên bố phá sản sẽ thuộc trách nhiệm của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Cụ thể, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ phải thực hiện những thủ tục, công việc sau:
1.2.2.1. Tổ chức định giá tài sản
Để thực hiện việc thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản thì công việc đầu tiên của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đó là tổ chức thực hiện việc định giá tài sản để tổ chức bán đấu giá vì tất cả các tài sản của DN, HTX sau khi đã bị tuyên bố phá sản thì đều phải thanh lý, quy đổi thành tiền để thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định tuyên bố phá sản.
Thủ tục định giá tài sản được quy định cụ thể tại Điều 122 Luật phá sản đó là: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra QĐ tuyên bố phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan…
Trường hợp không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản báo cáo Chấp hành viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên quyết định việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá.
Trường hợp Chấp hành viên vẫn không ký được hợp đồng thẩm định giá thì yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản trước khi xác định giá của tài sản thanh lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện tham khảo ý kiến. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Quản tài viên xác định giá tài sản kê biên.
Trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật.
Chấp hành viên căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 123 LPS 2014 ra quyết định về việc định giá lại tài sản đối với trường hợp thanh lý tài sản. Chi phí định giá lại tài sản thanh lý được thanh toán từ giá trị tài sản của DN, HTX phá sản. Trường hợp việc định giá lại tài sản do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phá sản, pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan chuyên môn khác và có văn bản chỉ rõ lỗi của Quản tài viên, chi phí định giá lại tài sản do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu và được trừ vào chi phí Quản tài viên.
Pháp luật cũng quy định rõ trách nhiệm báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đối với Chấp hành viên, đó là khi tổ chức việc định
giá tài sản theo quy định tại Điều 122 của LPS 2014, bán tài sản theo quy định tại Điều 124 LPS 2014, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây: Việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản để ký hợp đồng định giá tài sản, ký hợp đồng bán đấu giá tài sản; Việc thay đổi tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản; Không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản; Bán đấu giá tài sản không thành. Hình thức báo cáo thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 LPS 2014 (Báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex).
Như vậy, việc định giá tài sản trong giai đoạn này mặc dù trách nhiệm chính thuộc về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có khó khăn thì Chấp hành viên có trách nhiệm hỗ trợ.
1.2.2.2. Bán tài sản
Sau khi thẩm định giá thì công việc tiếp theo đó là thực hiện thủ tục để bán tài sản của DN, HTX phá sản (Điều 124 LPS 2014). Việc bán tài sản được thực hiện thông qua hai hình thức: bán thông qua đấu giá và bán không qua thủ tục đấu giá. Việc bán đấu giá được thực hiện đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản. Trình tự, thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản (Luật đấu giá tài sản năm 2016). Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền thoả thuận với tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Trong một số trường hợp thì tài sản sẽ do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán đấu giá. Cụ thể trong các trường hợp sau: Tại tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Về thời hạn bán đấu giá cũng tương tự như trường hợp do tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện đó là việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán không qua thủ tục bán đấu giá. Cụ thể đó là trường hợp đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật. Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thi hành, quyết định tuyên bố phá sản hoặc quyết định bán tài sản.
1.2.2.3. Thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm
Trong quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản nếu phát hiện giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường; Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của DN, HTX; Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn; Tặng cho tài sản; Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của DN, HTX; Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của DN, HTX thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi lại tài sản của DN, HTX do thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu. Việc thu hồi tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trường hợp có tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của DN, HTX thì được xử lý theo quy định tại Điều 115 LPS 2014.
1.2.2.4. Xử lý tài sản của DN, HTX phát sinh sau khi quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản
Sau khi quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản mà phát hiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố giao dịch vô hiệu, xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu và phân chia tài sản của DN, HTX theo quy định tại Điều 54 của Luật này. Sau khi quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản mà phát hiện tài sản của DN, HTX chưa chia thì Tòa án nhân dân đã tuyên bố phá sản xem xét và quyết định phân chia tài sản theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
Như vậy, chúng ta có thể thấy nhiệm vụ trọng tâm của Quản tài viên, doanh