sản đó là xử lý tài sản còn lại của DN, HTX phá sản thông qua các thủ tục: thẩm định giá; bán đấu giá; đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi và xử lý tài sản của DN, HTX do thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu. Những công việc này được thực hiện dưới sự giám sát và hỗ trợ trực tiếp của Chấp hành viên trong thời gian 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 121 LPS 2014.
1.2.3. Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản do Chấp hành viên thực hiện thực hiện
Chấp hành viên vừa là người giám sát hoạt động thanh lý tài sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, vừa là người trực tiếp thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 LPS 2014, sau khi được phân công tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản, Chấp hành viên thực hiện các công việc sau:
Một là: Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự
có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của DN, HTX phá sản;
Hai là: Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực
Chấp hành viên có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Vấn đề giám sát của chấp hành viên đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định cụ thể tại Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, ngày 16/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (Sau đây gọi tắt là Nghị định số 22/2015/NĐ-CP) và Thông tư liên tịch số 07. Theo các quy định trong các văn bản pháp luật này có thể thấy pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với quá trình thẩm định giá, bán đấu giá tài sản của DN, HTX phá sản do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thông qua các quy định khá cụ thể, chi tiết về trách nhiệm báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để Chấp hành viên thực hiện chức năng giám sát của mình.
Ba là: Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài
sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 120 LPS 2014 thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự. Do đó, trong trường hợp quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án có nội dung thu hồi tài sản hoặc trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã bán tài sản mà người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên có trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế thu hồi tài sản đó từ người phải thi hành án và cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản.
Bốn là: thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố DN,
HTX phá sản.
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 LPS 2014, sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.
Điều 127 LPS 2014 cũng quy định: Sau khi quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản mà phát hiện tài sản của DN, HTX chưa chia thì TAND đã tuyên bố phá sản
xem xét và quyết định phân chia tài sản theo quy định tại Điều 54 LPS 2014 về thứ tự phân chia tài sản. Cơ quan Thi hành án dân sự sẽ tổ chức thực hiện quyết định phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.
Năm là, trường hợp Chấp hành viên trực tiếp xử lý tài sản sau khi được Quản
tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chuyển giao theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật phá sản đó là những tài sản mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được việc thanh lý sau 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 121 thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao toàn bộ giấy tờ, tài sản của DN, HTX phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thực hiện thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo bằng văn bản với Chấp hành viên về chấm dứt thanh lý tài sản, kèm theo danh sách các tài sản của DN, HTX chưa thanh lý được và bàn giao toàn bộ giấy tờ, tài sản của DN, HTX cho Chấp hành viên để xử lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên thực hiện việc định giá, bán tài sản của DN, HTX phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Như vậy, có nghĩa là sau 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên về việc thanh lý tài sản thì trách nhiệm và quyền hạn của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong việc thanh lý tài sản còn lại của DN, HTX phá sản sẽ chấm dứt và chuyển giao cho Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật. Trong thực tế thì việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản thường xảy ra hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
xử lý xong trong thời gian 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên về việc thanh lý tài sản. Trong trường hợp này thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản và kết thúc vụ việc.
Trường hợp thứ hai là, sau thời gian 02 năm mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chưa xử lý xong thì sẽ chuyển giao cho Chấp hành viên, cơ quan thi hành án. Trong trường hợp này thì Chấp hành viên được phân công sẽ trực tiếp tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản đối với phần tài sản còn lại của DN, HTX phá sản theo trình tự thủ tục của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan.