Cưỡng chế thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 120 Luật Phá sản năm 2014 thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về THADS. Theo đó thì Chấp hành viên có thể sẽ phải thực hiện thủ tục cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản ở cả hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất là khi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản trực tiếp thực hiện thủ tục thanh lý tài sản của DN, HTX bị phá sản. Trong giai đoạn này, nếu sau khi tài sản đã được bán đấu giá mà không giao được tài sản cho người mua, ví dụ như khi người đang trực tiếp quản lý tài sản chống đối, không để cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản giao cho người mua tài sản thì lúc đó Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ có văn bản đề nghị Chấp hành viên đang có trách nhiệm giám sát vụ việc thi hành quyết định phá sản tiến hành thủ tục cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản. Tuy nhiên, việc cưỡng chế thi hành án luôn luôn là một thủ tục hết sức phức tạp và khó khăn, do vậy trong thực tế không phải khi nhận được đề nghị của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là Chấp hành viên sẽ tiến hành ngay việc cưỡng chế giao tài sản mà Chấp hành viên còn phải thực hiện rất nhiều thủ tục khác như vận động thuyết phục, cho các bên thương lượng, thỏa thuận về việc thi hành án và tiến hành lập biên bản ghi nhận ý kiến của các bên có liên quan. Sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà người quản lý tài sản cũng không tự nguyện giao tài sản thì lúc đó Chấp hành viên mới tiến hành xây dựng kế hoạch cưỡng chế.

Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn Chấp hành viên trực tiếp thực hiện việc xử lý, thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản. Tức là giai đoạn Quản tài viên, doanh

nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã chuyển giao toàn bộ việc thanh lý tài sản sang cho Chấp hành viên (sau hai năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản vẫn chưa thực hiện xong việc

thanh lý tài sản). Trong giai đoạn này thì Chấp hành viên tiến hành việc xử lý tài sản

theo quy định của pháp luật về THADS, sau khi bán tài sản nhưng người đang quản lý tài sản không tự nguyện giao cho người mua tài sản thì Chấp hành viên sẽ chủ động thực hiện các thủ tục cần thiết để cưỡng chế giao cho người mua được tài sản.

Về trình tự, thủ tục cưỡng chế giao tài sản trong cả hai giai đoạn trên đều được thực hiện theo quy định của pháp luật về THADS. Chỉ có một điểm khác biệt cơ bản đó là người bị cưỡng chế giao tài sản trong trường hợp thi hành quyết định tuyên bố phá sản không phải là người phải thi hành án như những vụ việc cưỡng chế thi hành án khác. Trong trường hợp này thì người bị cưỡng chế thường là người đang trực tiếp quản lý tài sản của DN, HTX bị phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)