Nhân tố chính trị lãnh đạo XHCN là hạt nhân chi phối/ định hướng đến nội dung của pháp luật về NCCVCM. Hơn nữa, pháp luật về NCCVCM vốn dĩ là sự thể chế hóa để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta, đó là vì lợi ích của nhân dân và toàn xã hội mà phục vụ; và ngay cả các chủ thể hoạt động trong hệ thống bộ
máy nhà nước cũng chịu sự chi phối điều chỉnh bởi yếu tố quyền lực chính trị XHCN. Bởi nó thể hiện bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện cầm quyền, thể hiện ra ở hệ thống chủ trương, quan điểm của quyền lực của Đảng ta vốn đại diện cho lợi ích của tồn dân tộc; thể hiện ở ý chí và quyết tâm hành động của Đảng và Nhà nước ta, của chế độ XHCN đối với NCCVCM. Mà trong đó, chủ trương, quan điểm của Đảng ta đối với NCCVCM là nhất quán, thể hiện sự tri ân và tôn vinh NCCVCM về đạo lý “ăn quả nhớ người trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Sự ghi nhớ công ơn này trước hết được thể hiện ở trong các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp Nhà nước ta.
Nhân tố thể chế pháp lý về NCCVCM là công cụ căn bản trong quản lý nhà nước, nó đóng vai trị nền tảng quan trọng để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, là cơ sở để thực thi pháp luật về NCCVCM.
Mức độ hoàn thiện pháp luật về NCCVCM là đặc biệt quan trọng. Một khi đã hình thành đầy đủ một hệ thống thể chế pháp luật về NCCVCM chặt chẽ và đồng bộ sẽ là cơ sở hành lang pháp lý để đảm bảo chỗ dựa cho mọi quá trình quản lý nhà nước về NCCVCM. Song cũng vì vậy - nếu ngược lại, một khi hệ thống pháp luật về NCCVCM không đầy đủ, không đồng bộ và thiếu chặt chẽ thì khơng thể tạo lập được môi trường hành lang pháp lý vững chắc để bảo đảm hiệu lực thực thi pháp luật và xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về NCCVCM.