Tổ chức thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 27 - 29)

5. Nội dung thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

5.3. Tổ chức thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

Tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững mang những đặc điểm chung của hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương như: đối tượng quản lý, chủ thể quản lý, khách thể quản lý, cơ chế của nhà nước tác động và mục tiêu quản lý, đó là thực hiện một chuổi các hoạt động

giúp cho bộ phận dân cư thoát nghèo bền vững mà thực chất là các chủ thể tham gia vào các hoạt động đó như đội ngũ cán bộ cơng chức làm hoạt động giảm nghèo ở các cấp, bao gồm việc ban hành các chính sách, chương trình dự án giảm nghèo và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình dự án đó, tổ chức thanh tra kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chương trình dự án giảm nghèo, các hoạt động xã hội hóa cơng cuộc giảm nghèo bền vững.

Ở cấp xã, các cơ quan thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững gồm:

- Hội đồng nhân dân: HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển KTXH địa phương, củng cố quốc phịng, an ninh, khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- UBND xã: Chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

Về nguyên tắc, thực hiện các hoạt động giảm nghèo bền vững cần hướng đến tất cả các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo, góp phần nâng cao năng lực XĐGN để họ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Về phương pháp, nhà nước điều chỉnh các hoạt động giúp bộ phận dân cư giảm nghèo bền vững dựa trên các nhóm phương pháp cơ bản như: phương pháp tổ chức - hành chính, phương pháp tâm lý - giáo dục, phương pháp kinh tế (với các đòn bẩy như lãi suất, thu nhập…)

Về công cụ, sử dụng cơng cụ chủ yếu là pháp luật hay chính là bằng cơ chế chính sách, bằng hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương.

là giúp cho người nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát nghèo bền vững, từ đó thu hẹp khoảng cách về trình đội phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)