Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 36 - 42)

1. Tổng quan về xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội.

a. Tăng trưởng kinh tế: Vĩnh Nhuận là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (chiếm trên 86%)

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2016 - 2019

Năm Giá trị trồng trọt Giá trị chăn nuôi Tổng giá trị

2016 329,205 tỷ 31,122 tỷ 360,327 tỷ

2017 312,229 tỷ 21,555 tỷ 333,784 tỷ

2018 328,920 tỷ 32,643 tỷ 361,563 tỷ

2019 330,18 tỷ 24,895 tỷ 355,075 tỷ

(Nguồn Báo cáo của UBND xã Vĩnh Nhuận qua các năm)

Kết quả sản xuất nông nghiệp của xã qua số liệu nêu trên cho thấy cây trồng hàng năm giảm, cây lâu năm tăng lên nhưng tổng sản lượng lương thực quy ra thóc thì hàng năm vẫn cao điều đó chứng minh năng suất cây trồng ngày một tăng lên, chứng tỏ người dân đã từng bước áp dụng KHKT vào sản xuất, mặt khác thu ngân sách của địa phương năm sau cao hơn năm trước điều đó cho thấy thương mại dịch vụ cũng tăng dần theo hàng năm. Theo báo cáo tổng kết của UBND xã Vĩnh Nhuận thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã hàng năm tăng từ 11,5 đến 12%, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 38,5

triệu/người/ năm đến nay đã đạt 41,9 triệu/ người/ năm; đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra. Tuy nhiên với tiềm năng sẵn có về tài nguyên, đất đai hệ thống giao thông thuận tiện như hiện nay của xã thì kết quả đạt được như vậy là chưa cao, thời gian tới cần có những giải pháp thiết thực hiệu quả hơn.

b. Văn hóa – xã hội.

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển KTXH của địa phương cũng như của từng quốc gia. Nhìn vào cơ cấu lao động trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá được tình hình phát triển kinh tế của một vùng hay một quốc gia đó. Đối với xã Vĩnh Nhuận là một xã nơng nghiệp thuộc vùng sâu của huyện, mặt bằng dân trí thấp, cho nên việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu địi hỏi của thị trường lao động như hiện nay là một việc rất khó khăn. Tình hình dân số và cơ cấu lao động được thể hiện:

Bảng 2.2: Bảng thống kê dân số lao động năm 2019

STT Ấp Hộ Người Lao động 1 Vĩnh Thuận 582 3076 2063 2 Vĩnh Lợi 400 1780 1285 3 Vĩnh Hòa 1 209 805 489 4 Vĩnh Hòa 2 347 1245 653 5 Vĩnh Hiệp 1 115 544 360 6 Vĩnh Hiệp 2 84 267 130 Tổng cộng: 1.737 7717 4.980

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 của Chi cục thống kê huyện Châu Thành)

64,53%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 80,9%, số người ngoài độ tuổi thực tế tham gia lao động chiếm 19,1%. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề: thương mại dịch vụ chiếm 7,3%; tiểu thủ công nghiệp (kể cả xây dựng) chiếm 2,9%; sản xuất nơng nghiệp chiếm 85%; ngành nghề khác 4,8%.

Nhìn chung lực lượng lao động của xã khá dồi dào, song chất lượng lao động chưa cao, sự phân bố còn bất hợp lý với sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay. Lao động ngành nông nghiệp chiếm phần lớn nhưng diện tích đất nơng nghiệp ít, sản xuất mang tính thời vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh dẫn đến tình trạng lao động thiếu việc làm theo mùa vụ khá phổ biện, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao.

* Dân tộc: Tồn xã có 3 dân tộc Kinh (chiếm 98,3%); dân tộc Khơ me (chiếm 1,6%) và dân tộc Hoa (chiếm 0,1%). Dân tộc Khơ me và dân tộc Hoa sống tập trung chủ yếu trên địa bàn ấp Vĩnh Thuận (ấp trung tâm xã). Đời sống nhân dân của dân tộc Khơ me và Hoa vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức là do kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất nơng nghiệp cịn thấp, tập quán canh tác lạc hậu; phát triển tiểu thủ cơng nghiệp cịn lúng túng, trình độ dân trí thấp, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực; tỷ lệ hộ nghèo cao (Cuối năm 2016: ấp Vĩnh Thuận chiếm 5,23% ) kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ còn nhiều hạn chế; nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác đúng mức; quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sức cạnh tranh thấp và đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2016, xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nên cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường, trường, trạm của xã đã được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư cụ thể là:

đường giao thông nông thôn là 14,8Km và giao thông nội đồng là 23,2Km, đến nay đã được đầu tư 14,8Km đường nhựa liên xã, còn lại đã được cứng hóa cấp phối. Hệ thống đường giao thơng được xây dựng và kiện tồn sẽ tạo điều kiện vơ cùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc XĐGN, xây dựng nông thôn mới.

* Hệ thống điện: Hiện nay có 1.705/1.737 hộ sử dụng điện, đạt 98,16%. Hệ thống bơm tiêu chống ún đều được đầu tư sử dụng bằng hệ thống điện, qua đó giảm thiểu thời gian và tiền trong phục vụ sản xuất nơng nghiệp.

* Y tế - văn hố.

Xã Vĩnh Nhuận có 01 trạm y tế, có 01 bác sỉ, 04 y sĩ và 08 nhân viên y tá đảm bảo tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là cho hộ nghèo, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được quan tâm đúng mức, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm mạnh. Xã được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế từ năm 2010 và duy trì đạt chuẩn cho đến nay. Xã có hệ thống đài truyền thanh kịp thời phổ biến nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Bên cạnh đó cịn làm tốt việc tuyên truyền nội dung thông báo mùa vụ, dịch hại, sâu bệnh, cơng tác XĐGN, giáo dục nếp sống văn hố mới cho nhân dân.

* Hệ thống thuỷ lợi: Do đặc điểm địa hình phức tạp cho nên Vĩnh Nhuận đang cố gắng xây dựng và cải tạo hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn chỉnh. Nguồn nước tưới của xã được cung cấp từ sông nhánh của sông hậu nhằm đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho cây lúa và các loại ăn trái, rau màu…

* Giáo dục và đào tạo: Trình độ dân trí thấp, khơng được đào tạo sẽ làm

hạn chế đáng kể tới việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh. Trình độ dân trí ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức và làm việc của

con người, làm giảm năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, không đẩy nhanh được nhịp độ tăng trưởng KTXH của vùng, quốc gia; làm hạn chế việc tiếp nhận và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, xem đó là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định Giáo dục là quốc sách hàng đầu, "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản và quan trọng nhất cho sự nghiệp phát triển toàn diện và đổi mới đất nước". Đảng bộ xã Vĩnh Nhuận đã có những quan tâm, quán triệt về quan điểm, chủ trương đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục trong những năm qua, từ đó chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, mạng lưới trường lớp được đầu tư đúng mức, cơ bản đáp ứng được công tác dạy và học, được thể hiện:

Tồn xã có 5 trường học trong đó:

Mẫu Giáo: 01 trường có 9 phịng học, với 19 cán bộ giáo viên và có 9 lớp/ 218 em

Tiểu học: 03 trường có 26 phịng học, với 61 cán bộ giáo viên và có 42 lớp/ 1034 em

Trung học cơ sỡ: 01 trường có 11 phịng học, với 46 cán bộ giáo viên và có 22 lớp/ 611 em

Đội ngũ cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn. Số liệu năm học 2018 - 2019

Về tình hình học sinh:

Bảng 2.3: Tổng số trẻ 6 tuổi, số đi học lớp 1, tỷ lệ

Năm học Tổng số trẻ 6 tuổi Số đi học lớp 1 Tỷ lệ

2017 - 2018 160 160 100%

2018 - 2019 184 184 100%

2019 - 2020 185 185 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của trường Mẫu Giáo qua các năm học) Bảng 2.4: Tổng số trẻ học lớp 5, số hoàn thành bậc tiểu học, tỷ lệ Năm học Tổng số trẻ học lớp 5 Số hoàn thành bậc tiểu học Tỷ lệ 2016 - 2017 192 187 97.4% 2017 - 2018 211 210 99.5% 2018 – 2019 196 196 100% 2019 - 2020 202 200 99%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của các trường tiểu học qua các năm học)

Bảng 2.5: Tổng số học sinh lớp 9, số tốt nghiệp, tỷ lệ Năm học Tổng số học sinh lớp 9 Số học sinh tốt nghiệp Tỷ lệ 2016 - 2017 150 145 96.7% 2017 - 2018 191 186 97.3% 2018 – 2019 215 211 98.1% 2019 - 2020 202 196 97,03%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của trường THCS qua các năm học)

Từ số liệu trên cho thấy, tình hình giáo dục của xã trong 3 năm có nhiều tiến bộ và cố gắng, sỉ số học sinh ở bậc tiểu học được duy trì 100%, số

học sinh bỏ học ở bậc THCS giảm mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Số trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, 6 tuổi vào lớp 01 cũng đạt 100%. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. Xã có 04 trường đạt chuẩn quốc gia từ năm 2018 và duy trì cho đến nay. Từ những kết qủa đạt được của công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn xã trong những năm qua, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Tuy nhiên trình độ mặt bằng dân trí của xã vẫn cịn thấp so với các địa phương trong huyện từ đó đã tác động đến cơng tác XĐGN của xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)