Tổ chức thực hiện, giám sát công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 47 - 55)

2. Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững tại xã Vĩnh Nhuận.

2.3. Tổ chức thực hiện, giám sát công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Nhuận

địa bàn xã Vĩnh Nhuận

Việc tổ chức hiện các văn bản quy phạm pháp luật cịn có những mặt hạn chế nhất định như: triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thường xuyên, nhiều lúc chưa kịp thời. Có những văn bản đã được ban hành và các

địa phương triển khai áp dụng trong thực tế khá lâu nhưng xã vẫn còn chậm trong tuyên truyền phổ biến và triển khai thực hiện. Ngồi ra, cịn có một số văn bản, chính sách về giảm nghèo của địa phương còn chồng chéo, thiếu thống nhất và đồng bộ.

Quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” còn nhiều hạn chế, lúng túng, thiếu linh hoạt trong việc thực hiện đề án, hiệu quả thực tế của việc thực hiện chưa cao do chưa có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành, các cán bộ chun mơn phụ trách. Từ đó dẫn đến Việc rà sốt hộ nghèo hàng năm chưa chính xác, do đó một số chính sách, dự án giảm nghèo tác động không đúng đối tượng, mặt khác một bộ phận người nghèo lại không được hưởng lợi từ Chương trình.

Mặt khác, thời gian qua hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển KTXH chưa chú trọng việc tiến hành tham khảo ý kiến người dân, đặc biệt là đối tượng người nghèo nên chưa sát thực tế, chưa thuyết phục xã hội quan tâm tập trung dành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo bền vững.

2.3.1. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo xã Vĩnh Nhuận

Công tác giảm nghèo là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị cùng phối hợp thực hiện, vì vậy khơng có bộ máy riêng chuyên trách, trong đó cán bộ LĐ-TB&XH được giao là thường trực về giảm nghèo làm nhiệm vụ điều phối, theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho Ban chỉ đạo xã tổ chức hoạt động về truyền thông, nâng cao năng lực, đặc biệt là rà soát đánh giá hiệu quả của kế hoạch giảm nghèo chung của xã.

Tổ chức bộ máy quản lý để triển khai thực hiện là rất quan trọng vì chính sách có tính khả thi, có đi vào cuộc sống và hiệu quả hay khơng phải có một bộ máy tổ chức trung gian tham mưu giúp cho Nhà nước nắm bắt được nguyện vọng chính đáng của người dân, đối tượng mà chính sách hướng đến, đề xuất chính sách... khi chính sách được ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, đánh giá việc thực hiện. Từng giai đoạn, hay khi có sự thay đổi về thành viên Ban chỉ đạo, UBND xã Vĩnh Nhuận ban hành Quyết định, hay kiện toàn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã, theo đó thành phần chủ yếu như sau: Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách khối văn xã, 01 Phó ban thường trực là cán bộ phụ trách lĩnh vực LĐTB&XH, 01 Phó ban là Chủ tịch UBMTTQ xã, còn các thành viên là các ngành Văn hóa – Xã hội; Xóa đói giảm nghèo; Trưởng các đồn thể Hội Nơng dân; hội Cựu chiến binh; Hội liên hiệp phụ hiệp; Đoàn thanh niên và Trưởng ấp của 06 ấp trên địa bàn xã.

Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban xóa đói giảm nghèo xã Vĩnh Nhuận

Nhìn chung, cán bộ phụ trách lĩnh vực xóa đói giảm nghèo xã Vĩnh Nhuận có trình độ đại học; các Phó ban và thành viên Ban chỉ đạo đều có

TRƯỞNG BAN

Phó chủ tịch UBND xã kiêm nhiệm

Phó Ban thường

trực Phó Ban Phó Ban

trình độ từ Trung cấp trở lên; năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, với khối lượng công việc quá lớn mà số lượng cán bộ như hiện nay và xã chỉ bố trí 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực giảm nghèo (đồng thời kiêm nhiệm nhiều cơng tác khác) nên rất khó khăn cho xã trong thực hiện nhiệm vụ chung của ngành.

UBND các xã thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng. Phân cơng cụ thể cho mỗi thành viên của Ban chỉ đạo phụ trách một ấp nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên hướng dẫn, giúp đỡ và đi sâu đi sát trong việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng của địa phương thiếu cụ thể nên việc định hướng tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch cịn chung chung, các hoạt động giúp đỡ người nghèo cịn mang nặng tính xử lý tình thế, chưa đảm bảo tính lâu dài, bền vững, chưa có sự phối kết hợp kịp thời giữa các ngành, các ấp.

2.3.2. Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững

a. Thực trạng sử dụng đất đai, nhân khẩu, lao động, nhà ở, phương tiện sinh hoạt, sử dụng vốn vay.

Đất đai và nông dân là hai vấn đề không thể tách rời nhau, vì vậy đất nhiều hay ít màu mỡ hay cẵn cỗi ảnh hưởng rất lớn đến việc giàu có hay đói nghèo của người nông dân. Trên thực tế theo khảo sát của quy hoạch nông thơn mới của xã với diện tích tự nhiện là 3.802 ha trong đó đất sản xuất nơng nghiệp chiếm khoảng 3.451ha chia cho 1.737 hộ, bình quân mỗi hộ chỉ khoảng 1,98ha, bên cạnh đó hộ nghèo bình qn chỉ khoảng 0,5- 0,7 ha/ hộ như vậy hộ nghèo thiếu đất sản xuất trầm trọng, mặt khác những hộ nghèo phần lớn sử dụng đất chưa có hiệu quả.

Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt cũng gặp khơng ít khó khăn theo điềi tra nhà ở hộ nghèo những năm gần đây cho thấy:

Bảng 2.6: Tình hình nhà ở của các hộ nghèo

Năm Hộ nghèo Nhà kiên cố Nhà cấp 4 Nhà tạm

2016 120 00 98 22

2017 71 00 52 19

2018 65 00 50 15

2019 50 00 45 5

(Số liệu từ báo cáo giảm nghèo hàng năm của xã Vĩnh Nhuận)

Như vậy mức độ nhà tạm vẫn còn cao mặc dù trong những năm qua địa phương đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác xóa nhà tạm góp phần XĐGN. Bên cạnh đó vấn đề mua sắm các phương tiện của các hộ nghèo cũng hết sức vất vã, bình quân mỗi hộ chỉ một chiếc xe máy làm phương tiện đi lại cho cả gia đình và chỉ đủ mua sắm những vật dụng cần thiết để sử dụng trong nhà.

Về nhân khẩu, lao động: Bình quân nhân khẩu của xã là 7.717khẩu/1.737 hộ, khoảng 4-5 khẩu/hộ, trong khi đó hộ nghèo bình quân là 7 khẩu/ hộ. Vì thế lao động trong hộ nghèo thiếu việc làm, lực lượng lao động này chủ yếu tập trung về các thành phố như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh để làm cơng nhân.

Về tình hình vay vốn và sử dụng nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện nay theo báo cáo của Ban Chỉ Đạo XĐGN xã thì tổng dư nợ ngân hàng chính sách xã hội giải ngân cho hộ nghèo và hộ cận nghèo vay là: 17.508.495.852đ. Trong đó Hội Cựu Chiến Binh phụ trách là 2.997.394.000đ; Hội nông dân 6.666.583.000đ; Hội phụ nữ 4.411.325.000đ và Đoàn thanh niên 2.916.760.000đ. Gồm các chương trình cho vay hộ nghèo; học sinh sinh viên; nước sạch vệ sinh môi trường; sản xuất kinh doanh vùng khó khăn…nhìn chung phần lớn các hộ đã sử dụng nguồn vốn vay có

hiệu quả, việc thu hồi vốn đạt kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ vay sử dụng vốn khơng có hiệu quả, việc vay vốn ít mà đầu tư dàn trải dẫn đến kém hiệu quả ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

b. Thực trạng các yếu tố sản xuất.

Điều tra các hộ nghèo của các ấp trong xã cho thấy, các yếu tố phục vụ sản xuất nơng nghiệp của các hộ cịn ít và thiếu nhiều. Máy móc, thiết bị như máy cắt lúa, máy bơm các hộ sắm được không đáng kể, đa số là máy cũ đã dùng được nhiều năm, khoảng 90% số hộ khơng có máy cắt lúa, theo các hộ khơng có máy cắt lúa cho biết, khi gặt xong các hộ này thường phải đi thuê máy cắt lúa của một số hộ kinh doanh với giá khá cao. Như vậy, trong khi thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình đa số các hộ nghèo được điều tra lại phải chi thêm một khoản thuê máy móc, thuê làm đất để sản xuất kinh doanh, vì vậy khó khăn của các hộ hiện nay chưa được tháo gỡ một cách khoa học.

c. Thực trạng về văn hóa – xã hội

Hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn xã tiếp tục được củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân; cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự hổ trợ của các tổ chức chính trị xã hội, đến nay tồn xã đã xây , bước đầu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cộng đồng dân cư.

Cơng tác xây dựng gia đình văn hóa, ấp và cơ quan văn hóa từng bước được quan tâm. Năm 2019 tồn xã có 1.479/1.737 hộ đạt gia đình văn hóa (đạt 85,1%), có 6 ấp đạt danh hiệu ấp văn hóa nhiều năm liền; tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt trên 90%.

Phong trào văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao ln được chính quyền địa phương xã quan tâm và phát triển. Đến này tồn xã có 06 câu lạc bộ đờn ca tài tử; 02 sân bóng chuyền; 01 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo thu hút trên 500 người tham gia.

Về phát triển giáo dục, đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch của UBND huyện về xây dựng xã hội học tập, trong đó chú trọng cơng tác xây dựng cơ sở vật chất, chỉnh trang trường lớp; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo; cơng tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; cơng tác mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn phù hợp yêu cầu của xã hội. Trong 5 năm đã tổ chức 40 lớp dạy nghề: kỷ thuật sản xuất lúa chất lượng cao; sản xuất nấm rơm; may công nghiệp; thợ nề; kỷ thuật lái xe ôtô hạng B2, C; …

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: hàng năm xã xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật “; trong 5 năm đã phối với với các ngành, đoàn thể, ấp tổ chức 15 cuộc tuyên truyền pháp luật về An tồn giao thơng; hơn nhân gia đình; luật đất đai; luật khiếu nại; luật tố cáo; luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng;…với hơn 600 người tham dự.

Về y tế: Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cơ bản được đầu tư đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Trạm y tế xã đã có Bác sĩ, 100% ấp có Tổ y tế . Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã có tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, các dịch vụ y tế ngày một đa dạng.

d. Thực trạng xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền vững

Thời gian qua hoạt động xã hội hố đầu tư cho cơng cuộc xố đói giảm nghèo đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương phát động rộng rãi và được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ.

Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội từ Ngân sách và các nguồn lực xã hội ngày càng lớn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là

tập trung cho công tác giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có cơng, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, bình đẳng giới. Từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo ngày càng được cải thiện, góp phần ổn định chính trị - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, thơng qua các chính sách giảm nghèo hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, huyện và cùng với việc tập trung đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực, tồn xã đã tích cực tun truyền để huy động và vận động đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tổ chức vận động quà tết; xây dựng nhà ở; sửa chữa nhà ở; tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng là người có cơng; người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn; đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền trên 10 tỷ đồng.

đ. Thực trạng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo

Hàng năm, Sở LĐTB&XH tỉnh đã chủ trì, phối hợp với UBND huyện, đã tổ chức tập huấn cho cán bộ hoạt động giảm nghèo các xã, UBND xã đã cử cán bộ phụ trách cơng tác xóa đói giảm nghèo xã tham dự. Tập trung đào tạo, tập huấn các vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo; phương pháp theo dõi, đánh giá hoạt động giảm nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, cách quản lý chi tiêu, sử dụng, thu hồi vốn vay, lãi vay... Qua các lần tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đi sâu đi sát với người nghèo, trăn trở với người nghèo…

Hàng năm, UBND xã ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát hộ nghèo trên địa bàn xã để làm sơ sở đánh giá, công nhận các hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; Phòng Lao động -TB&XH ban hành hướng dẫn

hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát; hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ ở cấp xã,... Đồng thời, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã đã tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn xã; phân cơng các đồng chí trong Ban chỉ đạo theo dõi tại từng ấp về một số lĩnh vực thực hiện như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, rà soát hộ nghèo, vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tiền cho hộ nghèo...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)