Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 68 - 69)

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Nhuận

2.2. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật

Đây là nhân tố quan trọng quyết định, nhưng thường bị bỏ qua và chậm đổi mới. Tác động của nhân tố tổ chức, hướng dẫn, quản lý của các cấp đến đói nghèo có mức độ khác nhau, những văn bản quy phạm pháp luật, những chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là cơ sở, nền tảng của hoạt động giảm nghèo bền vững. Để hoàn thiện hơn nữa việc ban hành những văn bản hướng dẫn, tổ chức và thực thi các văn bản QPPL về giảm nghèo, cần lưu ý quan tâm một số vấn đề sau:

- Ban hành văn bản phải phù hợp với thực tiễn của địa phương, dựa trên cơ sở kế hoạch chung của huyện, tỉnh và của cả nước, không trái với văn bản cùng cấp và văn bản cấp trên. Các ngành cần tăng cường sự phối hợp trong quá trình dự thảo văn bản, ngay từ đầu năm các ngành tham mưu cho Lãnh đạo UBND xã trong việc xây dựng và ban hành các văn bản về giảm nghèo; tăng cường sự công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện các văn bản đó, trong thực tế cần quan tâm tới việc lập kế hoạch giảm nghèo của xã có sự tham gia của người dân, đặc biệt là người nghèo - đối tượng thủ hưởng các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; chương trình, dự án giảm nghèo cần phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Nghiên cứu toàn diện về thực trạng nghèo xã, rà soát và phân loại cụ thể các đối tượng nghèo làm căn cứ xây dựng và hồn thiện một số chính sách đặc thù trên cơ sở chính sách chung tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp (ứng dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp), phát triển nền sản xuất nơng nghiệp hàng hố, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. Như: chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất chăn nuôi, cho vay vốn đối với học sinh sinh viên..

miễn, giảm học phí; chính sách hỗ trợ BHYT cho hộ mới thốt nghèo, chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách xóa nhà tạm cho hộ nghèo.

- UBND xã thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, của tỉnh, huyện về chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tới tận người dân.

- Thu gọn đầu mối, thực hiện các chính sách giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành nhằm tập trung nguồn lực, hạn chế sự chồng chéo giữa các chính sách. Giảm dần các chính sách hỗ trợ cho khơng, tăng cường chính sách hỗ trợ cho vay có điều kiện, có thời hạn để khắc phục tình trạng khơng muốn thốt nghèo.

- Tăng cường cơng tác tự kiểm tra, đánh giá chất lượng ban hành các văn bản pháp luật về giảm nghèo ở địa phương và thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tổng kết quá trình thực hiện các văn bản, chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)