Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 70 - 71)

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Vĩnh Nhuận

2.4. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

nghèo bền vững

Nhân lực phục vụ hoạt động thực hiện công tác giảm nghèo bền vững chính là đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động lĩnh vục giảm nghèo. Đây là nguồn lực đóng vai trị vơ cùng quan trọng q trình thực hiện vai trị quản lý Nhà nước nói chung và thực hiện các chính sách XĐGN nói riêng. Bởi lẽ, đây là hoạt động nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, để có thể phục vụ tốt nhất công tác thực hiện các lĩnh vực này, đòi hỏi xã phải thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức do tỉnh, huyện tổ chức.

Xã tạo điều kiện cho cán bộ cơng chức nâng cao trình độ và hiểu biết thông qua đào tạo nâng cao, giao lưu trao đổi với bên ngoài, nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ cơng chức có trình độ kha trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững.

Chú trọng nâng cao năng lực của cả hệ thống chính trị, quan tâm đẩy mạnh cơng tác của mặt trận tổ quốc và các đồn thể, tổ chức chính trị, xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đổi mới phương thức làm việc của chính quyền địa phương xã theo yêu cầu hiện đại hố nền hành chính. Thực tế thành viên Ban Chỉ đạo và đội ngũ

cán bộ hoạt động giảm nghèo xã thường xuyên bị thay đổi, luân chuyển và bố trí khơng phù hợp. Dẫn đến tình trạng khi cán bộ cơng tác trong lĩnh vực được một thời gian, tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động giảm nghèo, hiểu được tâm lý của người nghèo ở địa bàn mình phụ trách để có thể theo sát để tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vươn lên thốt nghèo bền vững thì lại được thuyên chuyển công tác hoặc được phân công nhiệm vụ ở vị trí khác. Người mới lại phải mất thời gian tìm hiểu và thích nghi với cơng việc, đó cũng là vấn đề tồn tại làm trở ngại lớn đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo bền vững của các địa phương hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)