5. Nội dung thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững
5.4. Các văn bản để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đặc biệt là những vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản.., Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về giảm nghèo, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí ngân sách, các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở trong Luật Đất đai, Luật Ngân sách, Giáo dục, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Khám bệnh - Chữa bệnh, Luật Việc làm, Luật Trợ giúp pháp lý nhằm tác động đa chiều mọi mặt đời sống của người nghèo.
Nhà nước đã ban hành các văn bản như: NQ số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Quyết định số 59/2015/QĐ-CP ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ LĐ,TB&XH về hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020; Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh An Giang Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về
vốn đối ứng của địa phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang; Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang triển khai thực hiện chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ.