Xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 44 - 46)

2. Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững tại xã Vĩnh Nhuận.

2.1. Xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững

Vĩnh Nhuận.

2.1. Xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững vững

Để thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã giai đoạn 2016 - 2020, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-ĐU về mục tiêu giảm nghèo của xã Vĩnh Nhuận giai đoạn 2016 – 2020 và Kế hoạch số 29/KH- UBND của UBND xã về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Nghị quyết đã đặt ra nhiệm vụ trong tâm như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm đến các ngành, nhân dân và đặc biệt là người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của

người nghèo, vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện cơng tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

- Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt xã phấn đấu đến năm 2023 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

- Tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi; chính sách khuyến nơng chính sách đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp nhằm tạo sinh kế ổn định, bền vững cho hộ nghèo, người nghèo.

- Khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại thơng qua các cơ chế, chính sách đặc thù theo quy định nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; thực hiện có hiệu quả chính sách liên kết giữa doanh nghiệp với nơng dân để người dân yên tâm sản xuất.

- Nâng cao chất lượng, số lượng đào tạo nghề, tập trung đào tạo các nghề gắn với việc làm cụ thể; chú trọng các nghề mới và gắn với chương trình xuất khẩu lao động; gắn đào tạo nghề với việc dự báo, xác định được nhu cầu việc làm, thị trường lao động sau đào tạo.

- Thực hiện đồng bộ, tồn diện, có hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, như bảo hiểm y tế, giáo dục - đào tạo, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thơng tin, trợ giúp pháp lý…Tiếp tục đẩy mạnh xố đói, giảm nghèo: “Đa dạng hố các nguồn lực và phương thức thực hiện xố đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của xã hội.

- Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực, có tâm huyết làm công tác XĐGN. Xây dựng cơ chế trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành, ấp trong việc tham gia thực hiện chương trình. Tăng cường sự tham gia của người dân đặc biệt là người nghèo, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức đoàn thể, xã hội trong mọi hoạt động của kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn xã vĩnh nhuận, huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)