đối với học sinh là người dân tộc thiểu số
- Phải hoạch định được chính sách giáo dục hợp lý, khoa học
Đây là chính điều kiện tiên quyết để việc thực hiện chính sách giáo dục hiệu quả, điều kiện này được xác định ngay từ q trình hoạch định chính sách. Nếu làm tốt cơng tác hoạch định chính sách giáo dục, sẽ tạo ra sự thuận lợi trong quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bất hợp lý, thì cơng tác tổ chức thực hiện chính sách đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là thất bại trong thực tế.
-Bộ máy và đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện chính sách giáo dục Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, cơ chế, đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách. Bộ máy càng gọn nhẹ, cơ chế làm việc càng minh bạch, không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận rõ ràng, thì việc triển khai chính sách bao giờ cũng thuận lợi hơn.
Sự thành cơng của một chính sách giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan và cán bộ thực hiện chính sách, thơng thường là các cơ quan trong bộ máy hành pháp - những người chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sách.
Nếu bộ máy hành chính quan liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và các cán bộ cơng chức thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn đến việc thực hiện chính sách; làm cho chính sách đó khơng phát huy tác dụng trên thực tế, bóp méo các mục tiêu hoặc đi ngược lại ý đồ của chính sách.
Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ máy và cán bộ tổ chức thực hiện kém năng lực và phẩm chất thì cũng khơng thực hiện được hoặc thực hiện khơng hiệu quả.
Mặt khác, các thủ tục hành chính cũng tác động lớn đến hiệu quả của thực hiện chính sách giáo dục. Các thủ tục này tạo ra môi trường thực hiện chính sách, mỗi cơ quan có những quy định về thủ tục hành chính, các thủ tục này sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách được thuận lợi.
Các thủ tục hành chính phải có tính ổn định tương đối để không gây nhiều xáo trộn cho q trình thực hiện chính sách. Khi những thủ tục hành chính đã trở nên lỗi thời, kìm hãm việc thực hiện trong thực tế, thì cần phải thay thế bằng những thủ tục mới hợp lý và thuận tiện hơn.
- Sự hưởng ứng, ủng hộ của người dân đối với chính sách giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính sách chỉ có thể thành cơng khi có sự ủng hộ và hưởng ứng của nhân dân. Nếu chính sách khơng đem lại lợi ích cho đất nước và nhân dân hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích của chính sách đó, thì họ sẽ khơng ủng hộ và khơng thực hiện chính sách.
Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào đến lợi ích của người dân, sự tương quan giữa những người được hưởng lợi và nhưng người khơng được thụ hưởng do việc thực hiện chính sách này. Nếu chính sách đáp ứng được những nhu cầu của người dân thì nó sẽ được ủng hộ, duy trì và phát triển.
- Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý
Chính sách giáo dục ln ln, thể hiện quan điểm chính trị và lợi ích giai cấp. Vì vậy, một chính sách đưa ra sẽ ln vấp phải sự phá hoại cũng như sự chống đối, của các lực lượng thù địch trong và ngồi nước, sự kìm hãm của các yếu tố bảo thủ, lạc hậu.
Đây là cũng những khó khăn, phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành chính sách và q trình thực hiện. Điều đó địi hỏi các nhà lãnh
chức thực hiện chính sách phải cương quyết, có đủ quyết tâm và bản lĩnh để thực hiện và đưa ra những chính sách đúng đắn và hợp lòng dân.
Đội ngũ quản lý là những người có trách nhiệm cao trong việc tổ chức thực hiện chính sách, có quyết tâm khắc phục khó khăn, thì q trình thực hiện chính sách giáo dục cũng sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được nhiều kết quả.
Tiểu kết chương
Ở chương 1, luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận chung về chính sách cơng, trọng tâm chính là việc thực hiện chính sách cơng trên lĩnh vực giáo dục. Cụ thể, luận văn đã trình bày lý thuyết về chính sách cơng; trên cơ sở đó đưa ra quan niệm về thực hiện chính sách cơng trên lĩnh vực giáo dục. Nghiên cứu những vấn đề về chủ thể xây dựng chính sách, nội dung chính sách và thực hiện chính sách; chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng, điều kiện cần trong việc thực hiện chính sách cho học sinh là người dân tộc thiểu số.Những nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Sơn trong Chương 2, và đề xuất một số giải pháp ở Chương 3.
Chương 2