Thực hiện dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số *Mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 79)

- Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường đối với học sinh người dân tộc thiểu số căn cứ vào các tiêu chuẩn được ban hành nhằm để

3.2.9. Thực hiện dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số *Mục tiêu

Đồng thời thực hiện, đánh giá khách quan các cấp quản lý chun mơn có thẩm quyền, chính quyền ở địa phương, phụ huynh học sinh và các trường trên địa bàn huyện.

3.2.9. Thực hiện dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số*Mục tiêu *Mục tiêu

- Dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

*Các bước thực hiện

- Vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt, phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số. Giáo viên cần xác định phương pháp dạy học ngay từ khi

chuẩn bị bài, cần lưu ý phối hợp các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng với các phương pháp dạy học tiếng phổ thông cho học sinh dân tộc. Thứ nhất, sử dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ khi cần phân tích một hiện tượng nhơn ngữ cụ thể để học sinh có thể hiểu nhiều hiện tượng khác cùng loại. Các thao tác phân tích cần đơn giản, dễ thực hiện. Với học sinh dân tộc chỉ yêu cầu phân tích các hiện tượng ngôn ngữ ở mức đơn giản. Thứ hai, sử dụng phương pháp giao tiếp ở những nội dung có thể chuyển biến thành hoạt động hỏi đáp, tương tác giữa nhiều người. Hoạt động giao tiếp có thể giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, cũng có thể giao tiếp giữa các học sinh với nhau. Với học sinh dân tộc nên bắt đầu từ hoạt động giao tiếp (mẫu) giữa giáo viên và học sinh, sau đó các học sinh giao tiếp với nhau theo mẫu. Thứ ba, Khi dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, phương pháp luyện tập theo mẫu cần được thực hiện trong suốt quá trình dạy học.

- Tạo khơng khí tiết học sơi nổi, nhẹ nhàng, hấp dẫn. Học sinh là người dân tộc thiểu số vốn dĩ rất nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè và thầy cô giáo. Nhiều em khi thầy cô gọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì hoặc là khơng hiểu được câu hỏi hoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng tiếng phổ thơng của mình do vốn tiếng Việt của các em cịn hạn chế. Tuy tài liệu hướng dẫn học có phát huy năng lực lực tự học của học sinh nhưng nhiều giáo viên vẫn cịn ơm đồm, “tham”, chạy đua với thời gian, tìm mọi cách để làm sao truyền đạt, chuyển tải hết những kiến thức trong sách giáo khoa trong thời gian của 1 tiết học. Do đó tiết học thường rơi vào tình trạng hối hả nhưng trầm lặng, nặng nề, khô khan và thường diễn ra theo hướng một chiều. Vì vậy, muốn tiết dạy đạt hiệu quả cần tạo ra một khơng khí thật nhẹ nhàng, hấp dẫn. Đây là giải pháp đặc trưng trong quá trình giảng dạy đối với học sinh dân tộc thiểu số.

- Bồi dưỡng những học sinh thành thạo tiếng Việt để làm “trợ giảng” cho giáo viên. Nhiều giáo viên nhà trường vì khơng biết tiếng dân tộc nên gặp khó khăn trong q trình giảng dạy nhất là đối với học sinh lớp Một và lớp Hai. Vì vậy nhiều giáo viên vào đầu năm học đã “nhờ” vài em có vốn tiếng Việt tương đối nhằm giúp giáo viên trong quá trình tổ chức lớp học giống như những “phiên dịch”. Sau đó, giáo viên bồi dưỡng, hướng dẫn những em học sinh này giống như một “trợ giảng” đắc lực cho giáo viên nhằm thực hiện phương pháp hỏi đáp trong quá trình dạy học. Phương pháp này rất gần gũi và nhẹ nhàng giúp cho giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, khơng cịn sự ngăn cách mà không tốn nhiều thời gian. Việc hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh…

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thành lập các câu lạc bộ, giao lưu kiến thức vào sáng thứ hai chào cờ, múa hát sân trường, tạo mơi trường tiếng việt trong và ngồi lớp bằng các câu khẩu hiệu, bảng, biểu; thư viên xanh, thư viện lớp học, thi nghi thức, kiến thức về đội, giao lưu văn nghệ, tổ chức các trò chơi truyền thống … Những hoạt động này rất phù hợp để tăng cường tiếng Việt cho học sinh vì để thực hiện tốt hoạt động này thì học sinh phải tập trung tập luyện, chuẩn bị, trao đổi những thông tin giữa bạn bè trong tổ, trong lớp.

- Sinh hoạt Đội - Sao Nhi đồng, Nhà trường thực hiện tổ chức đưa các trò chơi dân gian vào chương trình sinh hoạt Đội và sao Nhi đồng. Các trò chơi dân gian các vùng miền, các dân tộc phong phú. Tổng phụ trách đội cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn lựa nhiều trò chơi liên quan đến việc hình thành và phát triển ngơn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Trong tất cả các trị chơi đều bắt buộc học sinh sử dụng ngơn ngữ tiếng phổ thơng. Qua việc sinh hoạt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích, nhiều trị chơi hấp dẫn nên đã lơi cuốn được học sinh, giúp

học sinh thêm ham muốn được đến trường và tạo điều kiện để bổ sung thêm vốn tiếng Việt cho mình.

- Giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp, chương trình này, học sinh có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc và bổ sung vốn tiếng Việt giúp cho học sinh rất nhiều trong học tập.Qua hoạt động giao lưu tiếng Việt giúp các em học sinh dân tộc thiểu số hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình u tiếng Việt.

-Tạo thói quen sử dụng tiếng phổ thơng ở gia đình và cộng đồng, gia đình là trường học đầu tiên và vơ cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ đặc biệt là việc hình thành ngơn ngữ cho trẻ. Thực tế ở nhà trường có đến trên 82,3% học sinh là người dân tộc thiểu số. Các em sống với gia đình, ít có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với người Kinh nên vốn tiếng Việt của các em rất hạn chế

trong khi những người trong gia đình ít sử dụng tiếng phổ thơng. Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số. Chi bộ và nhà trường phân công Đảng viên và giáo viên phụ trách thôn làng thường xuyên phối hợp với ban tự quản thôn, các đồn thể thơn lồng ghép nhắc nhở phụ huynh học sinh trong các cuộc họp, sinh hoạt thôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và tầm quan trọng của tiếng Việt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Từ đó có thói quen sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt hàng ngày.

Tiểu kết chương

Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Sơn trong những năm qua từ Chương 2, trong Chương 3. Trong luận văn đã đưa ra chủ trương, chính sách đổi mới tồn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời luận văn cũng nếu lên những định hướng phát triển giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Sơn. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc tại địa phương, luận văn đã đề ra 9 biện pháp tổ chức thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Các biện pháp đều được đề ra mục tiêu và cách thực hiện rõ ràng. Hy vọng những biện pháp đề ra trong luận văn sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các đối tượng thực hiện chính sách của huyện Tân Sơn thực hiện thành cơng nhiệm vụ, đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tân Sơn và cả nước.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu khơng có kiến thức thì khơng có thể bình đẳng với các dân tộc khác được. Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, tơn trọng, đồn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc và giúp nhau cùng phát triển” ( Hà Thị Khuất, Tăng cường công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số - cơ sở quan trọng để thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tapchicongsan.org.vn, 9/4/2019 ), xóa dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục, công tác giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số phải tiếp tục được quan tâm, đầu tư hơn nữa. Do đó các cấp, các ngành, Đảng và chính quyền của địa phương cần phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, cần phải chăm sóc học sinh người dân tộc thiểu số và nhà trường về mọi mặt; thúc đẩy sự nghiệp giáo dục có những bước phát triển mới.

Dựa trên cơ sở lý luận về chính sách cơng, tác giả đã phân tích các khái niệm liên quan đến đề tài, nêu ra quan nhiệm về chính sách phát triển giáo dục, và nội dung tổ chức thực hiện giáo dục đối với học sinh người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay của nước ta.

Do đó, trong q trình thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh người dân tộc thiểu số, chúng ta cần phải xây dựng những biện pháp thực hiện chính sách giáo dục phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, để phù hợp với thực trạng năng lực quản lý, lãnh đạo, chuyên môn của đội ngũ cán bộ công viên chức, giáo viên, học sinh, người dân tại địa phương.

Từ thực tiễn trong việc thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tác giả mong muốn nghiên cứu để có thể đưa ra một số biện pháp thực hiện chính

khó khăn trong tỉnh Phú Thọ nhằm góp phần thực hiện thành cơng, cơng cuộc đổi mới tồn diện giáo dục; củng cố và phát triển, đáp ứng bước đầu nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 79)