Đổi mới và đồng bộ những yếu tố cơ bản của giáo dục theo hướng phát triển năng lực của học sinh là người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)

- Trình bày rõ nội dung và cấu trúc của văn bản kế hoạch chiến lược ( i ) Khái quát chung về tình hình phát triển của nhà trường ( giới thiệu

3.2.3 Đổi mới và đồng bộ những yếu tố cơ bản của giáo dục theo hướng phát triển năng lực của học sinh là người dân tộc thiểu số

hướng phát triển năng lực của học sinh là người dân tộc thiểu số

* Mục tiêu

- Làm cho giáo viên có sự chuyển biến trong việc thay đổi phương pháp dạy học, từ cách dạy truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách áp đặt, máy móc chuyển sang hướng hiện đại, trong đó người học phát huy được tính tích cực, chủ động, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tịi, suy nghĩ và sáng tạo.

-Làm cho giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục thay đổi để chuyển từ nền giáo dục lấy trang thiết bị khoa học thuần túy làm chủ yếu chuyển sang một nền giáo dục mới. Với mục tiêu chỉ dạy kiến thức chuyên môn vừa đủ, thay vào đó dạy cho học sinh phương pháp, kĩ năng sống, cách tự học, dạy cách làm người có khả năng thích ứng nhanh với hồn cảnh sống, có trách nhiệm với chính bản thân , gia đình và xã hội.

* Các bước thực hiện

- Chỉ đạo hiệu trưởng các trường thực hiện tổ chức cho giáo viên học tập và nghiên cứu để có nhận thức sâu sắc về mục tiêu, nội dung của chương trình dạy học; thực hiện theo tiến độ chương trình; phân bổ thời gian một cách hợp lý căn cứ vào tình hình phát triển của nhà trường trong đó bao gồm: điều kiện kinh tế xã hội của huyện, trình độ học sinh, cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường.

- Làm cho giáo viên hiểu rõ thực chất của phương pháp đổi mới dạy học là thay đổi mối quan hệ thầy - trò trong hoạt động dạy học, từ áp đặt một chiều sang quan hệ hợp tác giữa người dạy và người học; giữa người học với nhau; nguyên tắc là dạy học sinh cách học, từ đó hướng dẫn học sinh cách tự học, tự tìm tòi khám phá cách học phù hợp với năng lực của bản thân.

-Thực hiện cung cấp cho giáo viên thông tin đổi mới phương pháp dạy học và khuyến khích giáo viên tự tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả.

- Hỗ trợ và khuyến khích những hoạt động của giáo viên trong việc thiết kế bài dạy, làm hồ sơ giảng dạy, từ đó tìm kiếm từng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên đối với học sinh người dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 67)