Phát triển nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trên địa bàn huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 68)

- Trình bày rõ nội dung và cấu trúc của văn bản kế hoạch chiến lược ( i ) Khái quát chung về tình hình phát triển của nhà trường ( giới thiệu

3.2.4. Phát triển nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trên địa bàn huyện Tân Sơn

giáo viên trên địa bàn huyện Tân Sơn

*Mục tiêu

- Quán triệt nâng cao nhận thức trong việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên và cán bộ quản lí các trường trên địa bàn huyện.

- Thực hiện đảm bảo đủ số lượng giáo viên trong các trường trên địa bàn huyện Tân Sơn.

- Đảm bảo đủ cán bộ quản lý tại các cấp phòng ( Trưởng phịng, phó phịng và chun viên ), các cấp trường ( Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ) được đào tạo và bồi dưỡng theo đúng chuẩn.

*Các bước thực hiện

- Xây dựng kế hoạch đào tạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với yêu cầu công tác cho giáo viên, cán bộ công chức các trường.

- Đề xuất các thứ tiếng dân tộc cần đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương và phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức việc biên soạn giáo trình, tài liệu tiếng dân tộc theo các trình độ, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu đào tạo đối với giáo viên, cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị lực lượng giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc, chú trọng đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số, nghiên cứu giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với giáo viên, cán bộ công chức cho các cơ sở đào tạo thuộc huyện quản lý.

- Chủ động nghiên cứu ban hành và thực hiện các chế độ khuyến khích đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số ở địa huyện.

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên bằng cách tự học ở các tổ, các bộ môn, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học.

- Gửi giáo viên đi đào tạo chun mơn và nghiệp vụ, bồi dưỡng chính trị tại các cơ sở của tỉnh và huyện để nâng cao trình độ. Đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo ngoại ngữ, tin học và văn bằng 2 cho giáo viên nhằm khắc phục tình trạng thừa/ thiếu cục bộ giữa các bộ mơn.

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện trong cách tổ chức sắp xếp, bố trí đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu công tác quản lý là giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 68)