Một số nét về giáo dục huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 51)

2.2.1.1. Quy mô mạng lưới trường lớp

Tổng số trường: 54 (trong đó mầm non: 19, tiểu học: 17, trung học cơ sở: 15, tiểu học và trung học cơ sở: 02, Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở: 01). Tổng số lớp: 775, trong đó Mầm non: 253 (nhà trẻ 57, mẫu giáo 196), tiểu học: 361 lớp, trung học cơ sở: 161.

- Mầm non 6.170 trẻ (Nhà trẻ: 1.046, Mẫu giáo: 5.124), 5426 trẻ em là người dân tộc thiểu số; tỷ lệ ra lớp đạt 99%.

- Tiểu học: 8.071 học sinh, 6959 học sinh dân tộc thiểu số, huy động 100% học sinh 6 tuổi vào lớp 1; khơng có học sinh bỏ học; tỷ lệ học 2 buổi/ngày đạt 95,66%.

- Trung học cơ sở: 4.928 học sinh, 4,913 học sinh dân tộc thiểu số; huy động 99,7% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6; số học sinh học 2 buổi /ngày đạt 98%, học sinh bỏ học 0,3%.

(Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn) Bảng 2.1: Số lượng học sinh là người

dân tộc các bậc học huyện Tân Sơn 2015 - 2019

Năm học Mầm non Tiểu học THCS Cộng

2015 - 2016 4.985 5.078 3.901 13.964

2016 - 2017 5.167 5.392 4.061 14.620

2017 - 2018 5.320 5.556 4.135 15.011

2018 - 2019 5.426 6.959 4.213 16.858

( Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Sơn tháng 6/2019 ) Huyện Tân Sơn triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-

CT/TW ngày 15 tháng

5 năm 2016 của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII tới toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.

Đã có nhiều tấm gương giáo viên điển hình trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, nhiều giáo viên có thành tích cao trong các cuộc thi, các hoạt động giáo dục, nhiều trường đã xây dựng giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; các trường trung học cơ sở chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức được lồng ghép trong các giờ học, ngoài ra các trường tổ chức nhiêu chuyên đề, nhiều buổi học ngoại khóa tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ giáo viên, học sinh tăng cường công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục về chủ quyền biển đảo, tiết kiệm năng lượng.

Công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an tồn an ninh, trật tự trong trường học, phịng chống tội phạm, bạo lực tệ nạn xã hội trong học sinh đặc biệt là bạo lực học đường được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chỉ đạo quyết liệt.

Các trường đã thực hiện tốt công tác quản lý phối hợp với ban an ninh xã bảo vệ khu vực, các trường đều có bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự trong trường học đồng thời các trường đã thực hiện tốt cơng tác tun truyền phịng chống tội phạm bạo lực học đường nên việc phòng chống tội phạm bạo lực học đường đã được thực hiện tốt. Tăng cường trách nhiệm cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện các quy định đạo đức nhà giáo.

Thực hiện nhiệm vụ năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Sơn đã ban hành Văn bản và tổ chức các hoạt đông nhằm phát huy đổi mới sáng tạo trong dạy và học của đội ngũ cán bộ: Thi xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi phòng chống bạo lực trẻ trong trường mầm non, thi xây dựng môi trường, thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, thi khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ Tiếng Anh... trong năm học đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình sáng tạo trong dạy và học, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi, nhiều giáo viên đạt thành tích cao trong kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện.

độ III, xóa mù chữ đạt mức độ II, phổ cập trung học cơ sở đạt mức độ II; cơng tác xóa mù chữ, tính đến thời điểm hiện tại đã mở lớp xóa chữmù và cơng nhận

cho 152 người đạt mức 1, công nhận cho 1.791 người đạt mức 2, nguồn kinh phí các xã thực hiện đượcủyban nhân dân huyện giao từ nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng nơng thơn mới.

Cơng tác kiểm định đánh giá ngồi được các trường thực hiện nghiêm túc, các trường hoàn thành tốt báo cáo tự đánh giá, hoàn thành đúng tiến độ, nội dung đảm bảo, các trường đã được đánh giá thường xuyên duy trì cải tiến và nâng cao các tiêu chí quy định, 100% các trường học đã triển khai quán triệt và thực hiện công tác tự đánh giá theo Thông tư mới.

Các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh là người dân tộc thiểu số một cách tồn diện:

Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, làm tốt công tác tư tưởng trong đội ngũ. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức tốt các cuộc sinh hoạt chuyên môn liên trường, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi đối với giáo viên và học sinh; phối hợp các phụ huynh xây dựng kế hoạch tự học cho học sinh, tuyên truyền để phụ huynh mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh; tăng cường chỉ đạo thực hiện việc dạy 2 buổi/ ngày, đối với học sinh tiểu học, kiểm tra công tác dạy thêm trong nhà trường, tổ chức các hoạt động phù hợp với điều kiện phù hợp với các địa phương và của huyện, xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc, học sinh người dân tộc và học sinh vùng khó khăn:

Duy trì và củng cố cơ sở vật chất ở các điểm trường lẻ, duy trì và phát triển hệ thống trường trung học cơ sở có học sinh bán trú, xây dựng trường phổ thơng dân tộc nội trúc trung học cơ sở thành trường chất lượng cao của huyện.

Chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học thực hiện tốt việc tăng cường tiếng việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, tổ chức tốt các giờ hoạt động ngoại khóa, tăng cường kỹ năng sống cho học sinh, phân loại đối tượng học sinh có giải pháp bồi dưỡng phụ đạo, thực hiện tốt cơng tác duy trì sĩ số, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho học sinh.

2.2.1.2. Giáo dục mầm non

Tổng số trường 19; số nhóm lớp 253, trong đó nhóm trẻ 57 (nhóm trẻ cơng lập đúng độ tuổi: 56, nhóm trẻ độc lập đúng độ tuổi: 01), lớp mẫu giáo :

196 (lớp mẫu giáo đúng độ tuổi: 164, lớp mẫu giáo ghép 2 độ tuổi: 17, lớp mẫu giáo ghép 3 độ tuổi: 15); riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi: 79 (so kế hoạch giảm

2 nhóm trẻ, giảm 01 lớp mẫu giáo; so với những năm học trước giảm 03 nhóm trẻ, 03 lớp mẫu giáo; giảm 02 lớp mẫu giáo ghép 3 độ tuổi).

Tổng số học sinh là người dân tộc : 5.426/ 8.925 cháu, đạt 69,1%, trong đó: Nhà trẻ: 1.046/ 3.737 cháu đạt tỷ lệ 28,0% (so kế hoạch giảm 1,2%, so năm học trước tăng 0.3%).

Mẫu giáo: 5.124/5.188 cháu, đạt 98,8%; trẻ mẫu giáo 5 tuổi:

1.838/1.850, đạt tỷ lệ 99,4 % (11 trẻ đi học trái tuyến, 01 trẻ khuyết tật không ra lớp), (so kế hoạch giảm 0,6%, so năm học trước giảm 0%). Số nhóm, lớp bán trú: 220, tăng so cùng kỳ 23 nhóm, lớp, trong đó nhà trẻ: 44 nhóm (tăng 04 nhóm), mẫu giáo: 176 lớp (tăng 19 lớp). (Báo cáo tổng kết năm học 2018- 2019, Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn)

Trong nhiều năm qua giáo dục mầm non đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, bảo đảm nhu cầu về vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ.

Tỷ lệ trường học 2 buổi/ ngày 100%, số trẻ ăn bán trú: 5.061/ 6.170, tỷ lệ 82,03%, trong đó: Nhà trẻ: 590/1.046 đạt 56,41%, Mẫu giáo: 4.471/5124 đạt 82,25%; riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: 1.710/1.838, đạt 93,04% (đảm bảo theo

kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 7,9%). (Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn)

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các thể giảm so với đầu năm học: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Nhà trẻ: 46/1.046, tỷ lệ 4.4%, mẫu giáo: 173/5124, tỷ lệ 3,4%; duy dinh dưỡng thể thấp còi: Nhà trẻ: 63/1.046, tỷ lệ 6,0%, mẫu giáo: 207/5.124, tỷ lệ 4,0%. Thừa cân, béo phì: Nhà trẻ: 0/1.046, tỷ lệ 0%, mẫu giáo: 11/5.124, tỷ lệ 0,02%. (Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng

GD&ĐT huyện Tân Sơn)

Cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cơ bản đủ theo quy định, đồ dùng đồ chơi tự làm các trường được tăng cường; công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, các trường đã đạt duy trì tốt các tiêu chuẩn theo quy định, các trường chưa đạt đã chỉ đạo xây dựng từng tiêu chuẩn theo quy định.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe và ni dưỡng trẻ em người dân tộc thiểu số được các trường chỉ đạo thực hiện tốt, các trường đã phối hợp tốt với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ, theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng của trẻ ; đổi mới hoạt động chăm sóc đặc biệt là thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với trẻ trong các bữa ăn, chế độ rèn luyện vận động của trẻ; thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non.

Mơ hình thư viện mẹ và bé được triển khai nghiêm túc, 100% các trường có góc thư viện, tăng cường phát triển ngơn ngữ cho trẻ tại các nhóm lớp.

Cơng tác quản lý được đổi mới, giao trách nhiệm đến từng chức danh; các trường thực hiện tốt công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ năm học; thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra việc đánh giá chăm sóc và ni dưỡng trẻ; gắn việc đánh giá xếp loại giáo viên hàng tháng với việc phát triển của trẻ.

Công tác xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ theo Thông tư số 13/2010/TT - BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non được đặc biệt quan tâm, trong năm học đã tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non”. Có 19/19 trường tham gia (04 điểm trường chính, 15 điểm trường lẻ). Tổng số điểm trường được công nhận đạt giải: 19 (giải nhất: 02, Giải nhì: 06, Giải ba: 07, Giải khuyến khích: 04). (Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng

GD&ĐT huyện Tân Sơn)

Tổ chức Hội thi “Phòng, chống bạo lực trẻ trong các trường mầm non”, có 19 đội của 19 trường tham gia. Tổng số đội được công nhận đạt giải: 19 (giải nhất: 02, Giải nhì: 04, Giải ba: 06, Giải khuyến khích: 07). (Báo cáo

tổng kết năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn)

Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non ” và Kế hoạch thực hiện Đề án “ Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số ” tiếp tục được các nhà trường triển khai có hiệu quả.

Cơng tác kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được triển khai thực hiện thường xuyên, qua kiểm tra đã tham mưu với ủy ban nhân dân huyện huyện điều chỉnh thiết kế thi công một số hạng mục như xây dựng bếp ăn bán trú theo quy trình một chiều, xây dựng sân vườn, nhà vệ sinh, tư vấn kịp thời cho các đơn vị bổ sung, tu sửa các đồ dùng đồ chơi đã xuống cấp đảm bảo an toàn, thuận tiện cho trẻ khi tham gia các hoạt động.

Trong năm học khơng để xảy ra tình trạng mất an tồn do dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Kết quả xét trẻ em người dân tộc thiểu số 5 tuổi hồn thành chương trình giáo dục mầm non: Tổng số trẻ 5 tuổi 1.838, số hoàn thành 1.834 (4 trẻ khuyết tật không tham gia xét). (Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng

GD&ĐT huyện Tân Sơn) * Hạn chế:

Hiện tại, mức ăn bán trú của trẻ/ ngày cịn thấp đo đó ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Nhiều trường học còn thiếu trang thiết bị dạy học, đồ cùng, đồ chơi cho trẻ. Công tác xây dựng các trường mầm non đã được quan tâm nhưng một số xã vẫn cịn thiếu quỹ đất, diện tích phịng học cịn chật trội, sĩ số lớp cao so với quy định chuẩn.

2.2.1.3. Giáo dục tiểu học

Tổng số trường tiểu học 17, tiểu học và trung học cơ sở 02; số lớp 361, số học sinh là người dân tộc 6.959 (trong đó học sinh khuyết tật 126, có 07 học sinh đánh giá chung, 119 học sinh đánh giá riêng). (Báo cáo tổng kết năm

học 2018-2019, Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn)

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Sơn chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 22/TT-BGDĐT, các trường chỉ đạo giáo viên đi sâu đánh giá năng lực phẩm chất học sinh, tăng cường đánh giá nhận xét giúp đỡ học sinh trong các giờ học; chỉ đạo thực hiện tốt việc khen thưởng cuối năm đối với học sinh, từ đó thực hiện khá tốt việc đổi mới phương pháp dạy học.

Kết quả triển khai, áp dụng mơ hình Trường học mới Việt Nam (VNEN): Năm học 2018 - 2019, tồn huyện có 06 trường dạy học theo mơ hình trường học mới VNEN (Tiểu học Minh Đài, Tiểu học Xuân Đài, Tam Thanh, Tân Phú, Thạch Kiệt, tiểu học và trung học cơ sở Xuân Sơn). Các trường còn lại tiếp cận và vận dụng phù hợp Mơ hình trường học mới một

cách linh hoạt có hiệu quả. (Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng

GD&ĐT huyện Tân Sơn)

Nhiều trường áp dụng một phần của mơ hình trường học mới, vận dung linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Đặc biệt các trường đã đưa nội dung trải nghiệm gần gũi, thiết thực phù hợp với địa phương vào trường học như mơ hình trường học cuộc sống gắn với cây thuốc nam như Tiểu học Đồng Sơn, Thu Cúc 1, Thu Cúc 2, mơ hình trường học gắn với khơng gian văn hố Mường: Tiểu học Tân Sơn, mơ hình trường học cuộc sống gắn với cây chè Tiểu học Minh Đài, Tân Phú, Văn Luông.

Tổ chức thực hiện một số cuộc trải nghiệm cho học sinh gắn với di sản như thăm quan khu di tích K9-Đá Chơng, Đền Hùng, Lăng Bác... được tồn bộ nhân dân đồng tình ủng hộ.

Các trường thực hiện triển khai VNEN có điều kiện thuận lợi để chuyển dần và tiếp cận cách tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng.

Các trường đã áp dụng mơ hình dạy học VNEN linh hoạt khơng áp đặt được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trên tình thần tự nguyện, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên triển khai VNEN. Trong năm học khơng có dư luận và ý kiến phản đối dạy học VNEN.

Tăng cường công tác tuyên truyền, trong năm học đã có nhiều kênh đưa thơng tin về trường học VNEN cụ thể: Trường tiểu học Minh Đài có 3 bài trên Báo Phú Thọ, 02 bài trên Đài tuyền hình Phú Thọ, 01 bài trên VTV2 về duy trì trường chuẩn quốc gia và mơ hình trường học mới; trường tiểu họcTam Thanh 2 bài trên truyền hình Phú Thọ về nâng cao chất lượng cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)