Thực hiện công tác phổ cập giáo dục, mở rộng quy mô phát triển hệ thống trường lớp đồng thời khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 66)

- Trình bày rõ nội dung và cấu trúc của văn bản kế hoạch chiến lược ( i ) Khái quát chung về tình hình phát triển của nhà trường ( giới thiệu

3.2.2. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục, mở rộng quy mô phát triển hệ thống trường lớp đồng thời khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh là

hệ thống trường lớp đồng thời khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh là người dân tộc thiểu số

*Mục tiêu

- Mục tiêu đầu tiên là đảm bảo phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, đối với học sinh người dân tộc thiểu số. Huy động trẻ em đến trường: 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; trẻ 11 tuổi hồn thành chương trình tiểu học và trẻ từ 11 tuổi đến 14 tuổi hồn thành chương trình trung học cơ sở.

- Đồng thời phát triển hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện ( mầm non

, tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên ) cùng với các loại hình cơng lập, ngồi cơng lập đảm bảo cho học sinh người dân tộc có cơ sở học tập.

- Giảm tình trạng học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học.

* Các bước thực hiện

- Làm theo sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành vận động, thuyết phục để có được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh người dân tộc, của các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc huy động trẻ em đến trường học, góp phần giải quyết tình trạng bỏ học của học sinh người dân tộc thiểu số.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Giáo dục với chính quyền địa phương các cấp và các đồn thể, tổ chức chính trị xã hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vận động hoc sinh ra lớp, tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh về những lợi ích khi cho trẻ đi học.

-Ban Giám hiệu các trường luôn nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lớp phải gặp gỡ, tìm hiểu hồn cảnh từng học sinh, động viên các em cố gắng vượt qua khó khăn và tổ chức phụ đạo cho các em có học lực yếu, kém. Thông báo kịp thời với địa phương và gia đình những trường hợp có nguy cơ bỏ học để vận động các em ra lớp. Đồng thời giao cho Ðoàn Thanh niên vận động giáo viên trẻ tích cực tham gia phụ đạo cho học sinh yếu kém.

-Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn tập trung triển khai nhiều giải pháp và kêu gọi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ giáo viên và phụ huynh. Phòng GD&ÐT yêu cầu các đơn vị giáo dục và các địa phương tiến hành rà soát lại số lượng học sinh bỏ học trên cơ sở đó có giải pháp huy động các em trở lại trường. Đồng thời huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nhà trường, các đơn vị kết nghĩa để giúp học sinh có điều kiện tiếp tục học tập. Phịng GD&ÐT cũng yêu cầu ban giám hiệu các trường cần thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng quy chế, không để học sinh "ngồi nhầm lớp".

- Chỉ đạo từng trường học tổ chức phân hóa trình độ học sinh ngay từ đầu năm học, tùy theo tình hình cụ thể để xây dựng kế hoạch tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu kém và duy trì các lớp tự học ban đêm cho học sinh nội trú, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, cho học sinh người dân tộc thiểu số. Mặt khác, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm trong việc

bám sát lớp, nắm bắt kịp thời diễn biến về tâm tư tình cảm đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học cao.

- Ðáng chú ý, cần phát huy vai trị Uỷ ban nhân dân các cấp trong cơng tác tuyên truyền, vận động, quản lý sĩ số học sinh. Phát huy vai trị của những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng bản bàn và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và có kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh nội trú. Và một điều nữa cần lưu ý, đó là huyện nên xem xét lại cơ chế tuyển thẳng 100% học sinh miền núi vào lớp 10, mạnh dạn thực hiện việc xét tuyển (hoặc thi tuyển) nhằm phân luồng học sinh ngay từ cuối cấp THCS, tránh tình trạng các em dễ dàng được vào lớp 10 rồi tự do bỏ học giữa chừng.

- Có các phương án giải quyết triệt để tình trạng học sinh người dân tộc bỏ học do hồn cảnh khó khăn, tái nhập học cho học sinh bằng cách dạy bổ sung kiến thức cho học sinh hoặc dùng nguồn từ các dự án ( nếu có ) và từ xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ học sinh. Đưa ra chính sách hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, thu hút học sinh đến trường như hỗ trợ ăn trưa tại trường, cấp học bổng cho học sinh, trợ cấp lương thực, trợ cấp sách vở đồ dùng học tập, quần áo ...

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm phòng học, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

- Các bếp ăn bán trú phải được đảm bảo vệ sinh an tồn, kiểm sốt từ đầu vào thực phẩm đến khâu kiểm tra các bữa ăn của học sinh theo đúng quy định.

- Thực hiện các nguyên tắc cơng khai tài chính thực đơn, phiếu báo ăn, bản chấm cơm…

- Có thể nói, để giải quyết có hiệu quả tình trạng học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học thì yếu tố cũng khơng kém phần quan trọng là ý thức khắc phục khó khăn, tự giác học tập của chính từng học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 66)