2.2.1.1. Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn
Đánh giá phân tích tình hình tài chính Công ty trong năm 2014, 2015, 2016 Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty, từ đó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến động của chúng.
Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của công ty.
hướng giảm. Xu hướng giảm là do Công ty thực hiện tái cơ cấu chuyển đổi Công ty TNHH MTV sang mô hình Công ty cổ phần. Tài sản ngắn hạn giảm là do Công ty được xử lý tài chính để chuyến đổi mô hình công ty cổ phần. Tài sản dài hạn giảm là do trích khấu hao tài sản cố định. Mặc dù tài sản Công ty giảm, nhưng đây là giảm do tái cơ cấu lành mạnh hóa tài chính tạo điều kiện thuận lợi để Công ty phát triển.
Bảng 2.1: Tình hình tổng TS và NV của Công ty cổ phần Trúc Thôn giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2015 NĂM 2014 C/L 2016/ 2015 C/L 2015/ 2014
Số tiền % Số tiền % A.Tài sản ngắn hạn 298.185 124.906 114.713 -25.511 -20,42 10.193 8,89 B.Tài sản dài hạn 67.197 80.506 92.517 -13.309 -16,53 -12.011 -12,98 Tổng tài sản 166.592 205.412 207.230 -38.820 -18,90 -1.819 -0.88 A.Nợ phải trả 78.116 125.412 215.760 -47.293 -37,71 -90.351 -41,88 B.vốn chủ sở hữu 88.476 80.000 (8.530) 8.476 10,60 -71.47 837,87 Tổng nguồn vốn 166.592 205.412 207.230 -38.820 -18,90 -1.819 -0.88
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2014 - 2016)
Nguồn vốn Công ty cũng giảm trong các năm, nhưng đây là giảm các khoản nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu do công ty chuyển đổi mô hình Công ty cổ phần hóa, tăng vốn chủ sở hữu để công ty chủ động hơn nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là một bước tiến đột phá vô cùng thành công trong tiến trình xây dựng chiến lược hoạt động của ban lãnh đạo cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của công ty.
Bảng 2.2. Tình hình quy mô và cơ cấu tài sản của CTCP TRÚC THÔN TÀI SẢN 31/12/2016 31/12/2015 31/12/2014 C/L 2016/2015 C/L 2015/2014 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 99.395 59,6 124.906 60,8 114.713 55,3 -25.511 -0,20 10.193 8,89
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
30.884 31 17.191 13,8 170 0,15 13.693 80 17.021 10.012
1. Tiền 4.362 14 5.691 33 170 100 -1.329 -0,23 5.521 3.247
2.Các khoản tương đương tiền 26.522 86 11.500 67 15.022 1,31 11.500 11.500
III. Các khoán phải thu ngắn hạn
45.092 45,5 21.281 17 42.514 37 23.811 111,2 -21.233 -49,94
1. Phải thu khách hàng 42.771 95 20.866 98 42.411 99,76 21.905 105 -21.545 -50,80
2. Trả trước cho người bán 1.338 3 12 0,04 1.338 -12 -100
5. Các khoản phải thu khác 983 2 415 2 91 0,2 568 137 324 356.04
6. Dự phòng phải thu ngăn hạn
khó đòi 0 0 IV. Hàng tồn kho 23.419 23,5 82.626 66,2 68.786 60. -59.207 -71,65 13.84 20,12 1. Hàng tồn kho 24.574 104,8 82.626 100 68.786 100 -58.052 -70 13.84 20,12 2. Dự phòng giảm giá HTK -1.155 (4,8) -1.155 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 3.807 3 3.243 2,8 -3.807 -1 0.564 17,39 1. Chi phí trả trước ngắn hạn
3. Thuế và khoản thu Nhà nước 3.660 96 3.242 100 -3.66 -1 0.418 12,89
B. Tài sản dài hạn 67.197 40,4 80.506 39,2 92.517 44,7 -13.309 -17 -12.011 -12.98 I. Các khoản phải thu dài hạn
6. Phải thu dài hạn khác
II. Tài sản cố định 64.270 95,5 74.059 92 87.575 94,7 -9.789 -13 -13.519 -15,43
1. Tài sản cố định hữu hình 64.270 100 74.059 100 87.575 100 -9.789 -13 -13.516 -15,43
- Nguyên giá 211.588 210.528 21.528 1.060 0,01 0 0.00
- Giá trị hao mòn lũy kế -147.317 -136.469 -122.953 -10.848 0,8 -13.516 10,99 3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
IV. Tài sản dở dang dài hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
V. Đầu tư tài chính dài hạn 4.284 5,3 4.284 4,6 -4.284 -1 0 0.00
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 4.284 100 4.284 100 -4.284 -1 0 0.00
VI. Tài sản dài hạn khác 2.927 4,5 2.163 2,7 658 0,7 764 35 1.505 228,7
1. Chi phí trả trước dài hạn 2.927 10 2.163 100 658 100 764 35 1.505 228,7 2. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN 166.592 100 205.412 100 207.230 100 -38.820 -18,62 -1.818 -0,88
a. Tài sản ngắn hạn
Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty, chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đồng thời, đây là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đối của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty.
Qua bảng 2.2, ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng luôn biến động. Cụ thể, năm 2014 là 114.713 triệu đồng, đến năm 2015 là 124.906 triệu đồng, năm 2016 là 99.395 triệu đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2016 đã tăng thêm 13.693 triệu đồng tương ứng 80% so với số liệu năm trước. Năm 2015 đạt mức 17.191 triệu đồng, tăng thêm 17.021 triệu đồng với năm 2014. Tài sản ngắn hạn tăng lên cho thấy Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh của mình. Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn như vậy là do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền... Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần thiết. Ta thấy khoản mục này của công ty có sự thay đổi rõ rệt trong năm 2015 và tăng mạnh trong năm 2016, cụ thể: Năm 2014 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 170 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,15% trên tổng tài sản. Năm 2015 nó lại tăng lên 17.191 triệu đồng, năm 2016 đã tăng thêm 13.693 triệu đồng tương ứng 80% so với số liệu năm 2015. Bên cạnh việc thay đổi về giá trị thì tỷ trọng của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng lên mức 31% trên tổng tài sản.
Nguyên nhân là do công ty tái cơ cấu chuyển đổi mô hình, mở rộng quy mô kinh doanh đầu năm 2015 và tăng một lượng hàng khá lớn do các cổ đông
góp vốn công ty sử dụng tiền mặt để chi trả khá nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Năm 2016, nhìn chung khoản mục này vẫn tăng đáng kể lên 30.884 triệu đồng tăng thêm 13.693 triệu đồng tương ứng 80% so với năm 2015. Sự tiếp tục tăng này là do năm 2016 Công ty đã tăng cường thu hồi công nợ, giảm nợ phải thu khách hàng.
Qua 3 năm hoạt động thì khoản mục vốn bằng tiền của công ty có xu hướng tăng về mặt giá trị và cao nhất là năm 2016, vì đây là thời điểm công ty muốn tăng khả năng thanh toán của mình lên, do chính sách mở rộng quy mô kinh doanh, nên đòi hỏi công ty cần phải có một lượng tiền nhất định để đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào, do đó đã làm cho khoản mục tăng này lên đáng kể.
- Các khoản phải thu:
Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh của mình mà doanh nghiệp sẽ có chính sách thu hồi các khoản phải thu này cho hợp lý với từng giai đoạn khác nhau.
Khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản, đồng thời sự biến động của chúng qua từng năm cũng có chiều hướng tăng giảm khá là bất thường, cụ thể như sau:
Năm 2014: Giá trị của khoản mục đạt mức 42.514 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 37% trên tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2015: Khoản phải thu đã giảm xuống chỉ còn 21.281 triệu đồng, đã giảm đi 21.233 triệu đồng, tương ứng với mức giảm là 50% so với năm 2014. Bên cạnh đó tỷ trọng trong năm cũng giảm xuống chỉ còn 17% trên tổng giá trị tài sản công ty.
Năm 2016: Khoản phải thu đã tăng lên về mặt giá trị khi tăng lên mức 45.092 triệu đồng, tăng 23.811 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2015. Tỷ trọng của khoản phải thu cũng tăng lên khá nhiều khi chiếm đến 45,5% tổng giá trị tài sản.
Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cho khoản phải thu của công ty có sự biến động lớn như vậy, chúng ta sẽ tiến hành đi sâu vào phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu:
Bảng 2.3: Cơ cấu các khoản phải thu của công ty giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2015 31/12/2014 C/L 2016/2015 C/L 2015/2014 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) I. Vốn bị chiếm dụng 45.092 100.00 21.281 100.00 42.514 100.00 23.811 111.89 -21.233 -49.94 1. Phải thu khách hàng 42.771 94.85 20.866 98.05 42.411 99.76 21.905 104.98 -21.545 -50.80 2. Trả trước người bán 1.338 3.13 12 0.03 1.338 -12 -100.00
3. Khoản phải thu
khác 983 2.18 415 1.95 91 0.21 568 136.87 324 356.04 II. vốn chiếm dụng 20.503 100.00 38.505 100.00 1 42.174 100.00 -18.002 -46.75 -3.669 -8.70 1. Phải trả cho người bán 18.973 92.54 37.125 96.42 40.988 97.19 -18.152 -48.89 -3.863 -9.42 2. Người mua trả trước 147 0.72 62 0.16 209 0.50 85 137.10 -147 -70.33 3. Thuế và phải nộp NN 1.074 5.24 77 0.20 41 0.10 997 1,294.81 36 87.80 4. Phải trả người 309 1.50 1.241 3.22 936 2.21 -932 -75.00 305 32.59
lao động III. Chênh lệch chiếm dụng và bị chiếm dụng = (II) - (I) (24.598) 100 17.224 100 (340) 100 (7.374) (42.70) 16.884 4.965
- Phải thu khách hàng: Qua bảng trên ta thấy khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu, cụ thể: Năm 2014, khoản phải thu khách hàng đạt 42.514 triệu đồng, chiếm 99,76% trong tổng khoản phải thu. Năm 2015 đạt mức 21.281 triệu đồng, giảm 21.233 triệu đồng, giảm gần 50% so với năm 2014 và chiếm tỷ trọng 98%. Nhưng đến năm 2016, con số này đã tăng lên khá đáng kể 45.092 triệu đồng, tăng 23.811 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 111,9 % so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong năm 2016 là do công ty sau khi tái cơ cấu đã mở rộng quy mô bán hàng lên các tỉnh Miền Trung và vùng Đông bắc.
- Khoản trả trước cho người bán: Qua 3 năm thì khoản mục này phát sinh không lớn, chủ yếu là các khoản thanh toán tiền đặt cọc theo hợp đồng vào những dịp cuối kỳ hạch toán, nhìn chung chúng chiếm tỷ lệ không lớn và có ảnh hưởng không nhiều đến sự biến động của toàn bộ khoản mục phải thu.
- Các khoản phải thu khác: Đây là khoản mục mang tính chất bất thường đối với doanh nghiệp. Nó chủ yếu là các khoản tạm ứng, tiền ký quỹ mua hàng và các khoản thu hộ. Qua bảng trên, ta có thể thấy khoản mục trên có sự tăng giảm không giống nhau qua từng năm, chiếm tỷ lệ nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của toàn bộ khoản mục phải thu.
Khoản phải thu có sự tăng giảm không đều qua các năm là do khoản mục phải thu khách hàng có sự tăng lên khá nhanh và tăng mạnh hơn nhiều lần so với hai khoản mục còn lại đặc biệt là trong năm 2016. Như vậy, với tình hình khoản phải thu có xu hướng tăng mạnh như vậy, công ty cần có những chính sách hợp lý trong việc thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng sao cho hiệu quả nhất.
Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như thể hiện tình hình tiêu thụ hàng hóa cho công trình của công ty. Việc phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh chiến
lược bán hàng của công ty.
Năm 2015, hàng tồn kho đã tăng và đạt 82.626 triệu đồng, tăng 13.840 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng với tốc độ tăng là 20,13%.
Năm 2016, hàng tồn kho có xu hướng giảm, về mặt tổng giá trị đạt mức 23.419 triệu đồng, giảm 59.207 triệu đồng tương ứng với mức giảm 72 % so với năm 2015.
Qua bảng 2.3 ta có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm giảm giá trị của khoản mục hàng tồn kho năm 2016 là do năm 2016 do mặt hàng gạch men, gạch chịu lửa có xu hướng giảm giá do gạch men, gạch chịu lửa có xuất xứ Trung Quốc giá rẻ làm giá gạch men, gạch chịu lửa trong nước hạ theo. Trước xu thế này, Công ty đã đẩy mạnh bán hàng và trích dự phòng rủi ro cho hàng còn tồn kho. Do đó trị giá hàng tồn kho được chuyển tăng công nợ 2016 và trích dự phòng rủi ro năm 2016.
Do đặc điểm của công ty là loại hình vừa sản xuất kết hợp với kinh doanh thương mại, đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hóa đồng thời các mặt hàng này cũng phục vụ cho nhu cầu thi công công trình nên tỷ trọng hàng tồn kho là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp cho các khách hàng. Ta thấy năm 2015 lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên khá nhiều so với năm 2014 là do công ty quyết định mở rộng phạm vi kinh doanh. Vì thế, việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phục hồi sau một thời gian dài “đóng băng” và năm 2015, công ty đẩy mạnh hàng tồn kho do xu thế giá giảm nhằm bảo toàn vốn kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là lượng hàng tồn kho tăng hay giảm sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản mục khác như: chi phí tồn kho, chi phí lãi vay... Vì thế chúng ta cần xem xét tính hợp lý của lượng hàng tồn kho này trong phần phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến khoản mục này.
b. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định được đầu tư từ những năm trước, năm 2016, Công ty chỉ đầu tư thêm một xe ô tô con phục
vụ Ban lãnh đạo làm tăng nguyên giá 1.060 triệu đồng.
Tài sản dài hạn của Công ty giảm dần trong các năm, sự giảm này chủ yếu là do Công ty thực hiện việc khấu hao tài sản theo quy định. Giá trị hao mòn lũy kế năm 2016 tăng 10.848 triệu đồng so với năm 2015. Năm 2016 tăng 13.516 triệu đồng so với năm 2014. Nhìn chung sự tăng giảm tài sản dài hạn chủ yếu đến từ trích khấu hao tài sản cố định để tái đầu tư, tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
c. Đánh giá chung về tình hình tài sản của công ty
Qua những phân tích ở phần trên, chúng ta có thể có một số nhận xét