các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp không cao, nguyên nhân là do doanh nghiệp không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Điều này không những mang lại rủi ro mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn mà còn gây nên cái nhìn nhận không tốt từ các chủ thể: ngân hàng, các nhà đầu tư ... về tài chính công ty. Do vậy Công ty cần có các biện pháp hợp lý kịp thời để nâng cao khả năng thanh toán, như:
- Có chính sách quản trị vốn bằng tiền hiệu quả, đảm bảo khả năng phản ứng nhanh các khoản nợ đến hạn và các tình huống phát sinh bất ngờ.
- Đánh giá các chi phí chung của công ty và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp.
-Thanh lý những tài sản không được sử dụng cho các mục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung nhằm thu hồi một phần vốn và sử đụng chúng vì mục đích khác hiệu quả hơn như: thanh toán bớt các khoản nợ của công ty.
-Cần tổ chức quản lý các khoản công nợ theo từng đối tượng cụ thể, trong đó phải cụ thể về từng nhà cung cấp, đồng thời phân loại theo giá trị hợp đồng và phân loại theo thời hạn thanh toán theo hợp đồng, nhằm chủ động trong công tác thanh toán, tránh tình trạng khi đến hạn thanh toán hợp đồng mà công ty vẫn chưa có nguồn để trả nợ.
-Đối với các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, công ty cần xây dựng kế hoạch trả nợ cụ thể, đảm bảo trả đúng và đủ nợ để nâng cao uy tín của mình, tạo điều kiện cho những đợt vay sau.
-Cần tăng cường giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của công ty nhằm đảm bảo rằng công ty đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất, và đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn. Việc các khách hàng
thanh toán sớm và đều đặn sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho công