Xu hƣớng thúc đẩy tăng trƣởng xanh trong quá trình tồn cầu hóa hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH

2.1 Xu hƣớng thúc đẩy tăng trƣởng xanh trong quá trình tồn cầu hóa hiện

2.1.1 Xu thế đẩy mạnh đầu tư vào tăng trưởng xanh trên thế giới

Các nước trên thế giới đã và đang đầu tư mạnh vào chiến lược tăng trưởng xanh. Nhiều nước đã chú trọng vấn đề phát triển xanh trong các gói kích thích kinh tế và chiến lược phát triển dài hạn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latin. Q trình đưa ra các gói kích thích kinh tế sau khủng hoảng đều dành ưu tiên cao cho tăng trưởng xanh, đầu tư tập trung cho lĩnh vực năng lượng sạch, giao thông thân thiện môi trường, đô thị hóa bền vững, nơng nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái, cơng nghiệp văn hóa, xử lý chất thải, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh...

Một số các sáng kiến đã được các cơ quan của LHQ thúc đẩy hướng tới tăng trưởng xanh như Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu (FAO), Đầu tư công nghệ sạch (WB), Việc làm xanh (ILO), Giáo dục vì phát triển bền vững (UNESCO), Xanh hoá khu vực y tế (WHO), Thị trường công nghệ xanh (WIPO), Tiêu chuẩn công nghệ thông tin xanh (ITU), Giải pháp năng lượng xanh (UN WTO), Sản xuất sạch hơn và hiệu quả nguồn tài nguyên (UNEP và UNIDO), Các thành phố và biến đổi khí hậu (UN-HABITAT), Tái chế tàu biển (IMO)... đã thu được những kết quả tốt đẹp.

Báo cáo của OECD cũng cho biết ngày càng có nhiều các bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch. Trong đó, 24% thuộc về ngành năng lượng tái tạo, 20% là sáng chế cho các loại xe điện và xe hyblai và 11% sáng chế trong việc tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà và các thiết bị chiếu sáng.

WB đánh giá nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nước đang phát triển có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu.

2.1.2 Các cam kết chính sách hướng tới tăng trưởng xanh

Để xây dựng nền kinh tế ít cacbon, đầu tháng 12/2011, Hội nghị biến đổi khí hậu tại Nam Phi với 194 nước tham dự đã nhất trí thành lập Quỹ Khí hậu xanh và các bước đi mới nhằm thực hiện các cam kết cắt giảm GHG sau năm 2020. Các đại biểu cũng nhất trí gia hạn Nghị định thư Kyoto thêm 5 năm nữa khi hiện tại chỉ có các nước cơng nghiệp phát triển phải thực hiện các chỉ tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí thải. Kết quả của Hội nghị cho thấy, thế giới đang đi tới sự nhất trí cao trong việc giảm phát thải GHG, một trong những yếu tố cơ bản của tăng trưởng xanh.

Diễn đàn tăng trưởng xanh toàn cầu lần thứ nhất diễn ra tại Ðan Mạch vào tháng 10/2011 với chủ đề thúc đẩy tăng trưởng xanh cũng đã thông qua cơ chế hợp tác cơng - tư giữa các chính phủ với khối doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chủ đề tăng trưởng xanh cũng thu hút được nhiều sự quan tâm trong các chương trình nghị sự song phương và đa phương. Tại khu vực châu Á, Diễn đàn khí hậu Ðơng Á được tổ chức tại Hàn Quốc tháng 5/2009 đã thông qua Sáng kiến Seoul về Tăng trưởng xanh Ðông Á. Tại khu vực Ðông Nam Á, tháng 7/2010, ASEAN ra tuyên bố chung nhấn mạnh đến hình mẫu phát triển Giảm cacbon - Tăng trưởng xanh. Tiếp đó, tại Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM) tháng 10/2010, Thủ tướng Việt Nam đã chính thức đề xuất sáng kiến hợp tác Á - Âu về tăng trưởng xanh, đã nhận được sự ủng hộ của các thành viên ASEM. Tháng 10/2011, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu về tăng trưởng xanh với chủ đề “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh” tổ chức tại Việt Nam để tìm các cơ chế hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm phát triển xanh giữa các nước. Tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/2011 tại Hawaii (Mỹ), các nhà lãnh đạo APEC đã thơng qua Tun bố Hơ-nơ-lu-lu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, nâng cao an ninh năng lượng và tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Rõ ràng, với một mức độ quan tâm cao thể hiện qua một loạt các hội nghị, diễn đàn ở các cấp độ quốc tế khác nhau được tổ chức trong những năm gần đây cho thấy xu hướng nhận thức chung của cộng đồng quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đều đồng thuận là phải thúc đẩy tăng trưởng xanh và áp dụng mơ hình kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)