Nguyên nhân và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho (Trang 78 - 83)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH

3.2.2 Nguyên nhân và hạn chế

Song song với những thành tựu đã đạt được cũng ghi nhận nhiều khó khăn, bất cập trong việc triển khai thực hiện các chính sách Tăng trưởng xanh ở Việt Nam do việc thực hiện cịn mang tính lẻ tẻ, chưa đồng bộ do chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theo hướng xanh.

Thứ nhất, nhận thức của nhiều chủ thể quản lý cũng như cộng đồng doanh nghiệp còn nặng dấu ấn của kiểu tư duy vì lợi ích trong ngắn hạn

Đối với chủ thể quản lý kinh tế các cấp, biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là tính rời rạc, cục bộ trong tổ chức quản lý chiến lược về phát triển ngành, vùng, địa phương trên phạm vi cả nước. Tình trạng có gì khai thác nấy của các địa phương là khá phổ biến. Hiện tượng chạy theo thành tích bề ngồi trong phát triển cơng nghiệp thời gian vừa qua của các cấp quản lý cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mơ đang rất nghiêm trọng. Vì lối tư duy với tầm nhìn ngắn hạn, trước mắt (tư duy nhiệm kỳ) nên

hiện tượng chạy đua xây dựng các KCN, các nhà máy, bến cảng, sân golf, thuỷ điện... trong khi khơng tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội, không đánh giá tác động môi trường một cách thấu đáo đã trở thành phổ biến tại các địa phương. Hệ quả là, hàng loạt các KCN bị bỏ không, nhiều nhà máy, cảng biển không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà cịn tạo ra những gánh nặng về mơi trường, hàng loạt các loại tài nguyên không tái tạo bị khai thác cạn kiệt. Thêm vào đó, khi đất đai ngày càng khan hiếm, một số địa phương đã “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” trên những diện tích hàng trăm, hàng ngàn ha nhưng khơng quan tâm đến tính hợp lý và các yêu cầu khác của đất nước, như an ninh lương thực - môi trường. Do vậy, hiệu quả sử dụng tài nguyên của Việt Nam là rất thấp, thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm suy thối ở mức -11,54%, trong khi con số này ở các nước như là Nhật là -0,82%, Hàn Quốc là -1,79%3.

Đối với chủ thể là cộng đồng doanh nghiệp thì những yếu tố tích cực trong tư duy tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng kinh tế xanh hầu như không được xem xét đến. Nhiều doanh nghiệp, cả doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tránh né việc đầu tư chiều sâu về công nghệ xử lý các chất gây độc hại với mơi trường. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã được yêu cầu bắt buộc khắc phục hậu quả xấu về môi trường cịn cố tình trì hỗn thực hiện, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường bị phát hiện. Tỷ trọng doanh nghiệp FDI có trang thiết bị/cơng trình xử lý ơ nhiễm chỉ ở mức 20-21% (CIEM, 2009). Phân tích của các nhà nghiên cứu CIEM cho biết theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Mơi trường đưa ra vào tháng 7/2008 thì có tới 80% các khu cơng nghiệp và các nhà máy xí nghiệp trên cả nước xả thẳng nước thải vào môi trường.

Nếu mô thức tư duy quản trị của chủ thể quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh không sớm được thay đổi thì đây là thách thức lớn nhất, lâu dài nhất trong việc thực hiện tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng theo hướng xanh ở nước ta.

Thứ hai, hệ thống chính sách cho tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng gắn với phát triển kinh tế xanh còn thiếu đồng bộ

Cơ sở hạ tầng mềm cho tăng trưởng xanh chưa phát triển. Trên thực tế, chưa có sự gắn kết giữa chính sách thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh với thực hiện tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng một cách rõ ràng. Chẳng hạn vấn đề để thực hiện xanh hóa sản xuất trong quá trình tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng thì các chính sách về đầu tư công cho KHCN, cho phát triển kết cấu hạ tầng sẽ phải thực hiện như thế nào là khía cạnh chưa rõ ràng trong chiến lược tăng trưởng xanh cũng như đề án cơ cấu lại nền kinh tế. Vì thế cho nên các chính sách phát triển ngành hiện nay rất thiếu đồng bộ và chưa phản ánh tinh thần tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh. Hơn nữa, ngay trong thực hiện thì việc cụ thể hóa và nâng cao tính khả thi của chiến lược thơng qua các chương trình, dự án cịn nhiều bất cập. Mặt khác, hệ thống cơng cụ để kiểm sốt và chế tài đối với các chủ thể trong nền kinh tế cả đối với phía quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp vẫn chưa được ban hành đồng bộ. Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ sở đánh giá phát thải GHG của các chủ thể kinh tế. Đây là những thách thức mang tính chính sách khơng dễ giải quyết. Thời gian qua, Chính phủ đã có những chính sách, giải pháp tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp. Chẳng hạn, như chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực ưu tiên như tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, hướng tới việc xóa bỏ cơng nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ nhìn chung vẫn chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xanh.

Thứ ba, năng lực phát triển công nghệ của Việt Nam còn rất thấp, cơ cấu nền kinh tế còn rất lạc hậu, mang nặng đặc trưng của nền “kinh tế nâu”

Việc thay đổi công nghệ trong sản xuất là thách thức không nhỏ trong quá trình tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Hiện các hoạt động đổi mới công nghệ diễn ra rất chậm, trong khi các hoạt động nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ mới chưa theo kịp tốc độ yêu cầu của nền kinh tế, chuyển giao công nghệ chưa đạt như mong muốn. Đây cũng là nguyên nhân

dẫn tới việc sử dụng tài nguyên hết sức lãng phí, phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp.

Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam cịn mang nặng tính khép kín, chưa có khả năng tham gia xâm nhập vào chuỗi sản xuất sạch toàn cầu. Trong suốt gần ba thập kỷ thực hiện hợp tác kinh tế quốc tế vừa qua, Việt Nam mới đạt được trình độ gia cơng, lắp ráp trong chuỗi giá trị tồn cầu nên giá trị gia tăng thấp. Xét về tiềm năng, nơng nghiệp có thể trở thành một hợp phần triển vọng của tăng trưởng xanh, tuy nhiên, do công nghệ và kỹ thuật canh tác lạc hậu nên khu vực này hiện đang phát thải lượng GHG lớn nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại, phát thải GHG trong nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp ở

nông thôn chiếm 43,1% tổng phát thải GHG của Việt Nam4. Để thực hiện xanh hóa

mơ hình tăng trưởng trên lĩnh vực nơng nghiệp, Việt Nam phải thực hiện mục tiêu kép là vừa phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, vừa phải chuyển hướng q trình cơng nghiệp hóa đó theo hướng xanh hóa nơng nghiệp, sạch hóa nơng sản. Nhiệm vụ này là hết sức nặng nề.

Ngồi ra, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tuy đóng góp cao vào đầu tư, xuất khẩu, tăng trưởng, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, công nghiệp khai khống, cơng nghiệp chế biến (những nhóm ngành gây nguy cơ ơ nhiễm cao), chưa tập trung vào các ngành kinh tế xanh, trình độ cơng nghệ và độ lan tỏa công nghệ của các dự án FDI cũng rất thấp. Tại 429 doanh nghiệp đang hoạt động tại 11 KCN, KCX ở TP.HCM thì chỉ có 1% doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ đạt mức tiên tiến, 4% đạt loại khá, 8% trung

bình khá, 36% đạt trung bình và tới 51% có trình độ cơng nghệ ở mức yếu5.

Thứ tư, nguồn lực cho thực hiện tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng theo hướng kinh tế xanh chưa được chuẩn bị đầy đủ

Nguồn vốn dành cho kế hoạch tăng trưởng xanh rất lớn, dự kiến cần đến 30 tỷ USD từ nay đến năm 2020 để thực hiện các biện pháp, kịch bản giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong thực hiện tăng

4 Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2017

trưởng xanh. Trong đó, ngân sách nhà nước chỉ đóng góp 30%, cịn lại 70% là của khu vực tư nhân. Song, để huy động được 70% nguồn vốn này từ khu vực tư nhân là khơng dễ (Trần Đình Thiên, 2014).

Việc phát triển cơng nghiệp xanh địi hỏi phải đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến và đào tạo lại nguồn nhân lực phù hợp trong khi doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính, nguồn vốn vay, vì vậy doanh nghiệp phải cân nhắc bài tốn chi phí - lợi ích trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Mặt khác, DNVVN vẫn là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp nước ta. Cơ hội tiếp cận công nghệ xanh của các doanh nghiệp này còn hạn chế, do chi phí đầu tư vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Các DNVVN thường khơng có tài sản thực tế hoặc tài sản thế chấp nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay và tín dụng bình thường. Mặt khác, các doanh nghiệp này vận hành với quỹ tài chính eo hẹp chỉ phấn đấu hoàn thành mục tiêu đơn thuần vì sự tồn tại và phát triển, chứ chưa có điều kiện tính đến yếu tố bền vững. Họ không sẵn sàng dành chi phí để thay thế thiết bị, ứng dụng cơng nghệ sạch vào quy trình sản xuất và đặc biệt không chú tâm đến việc hạn chế sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng. Việc thiếu nguồn lực này dẫn đến việc các DNVVN sợ rủi ro và không sẵn sàng đầu tư vào công nghệ mới thân thiện với mơi trường; một phần bởi vì thời gian thu hồi vốn lâu.

Thứ năm, sự cam kết và đồng thuận của xã hội về tái cấu trúc mơ hình tăng trưởng theo hướng tiếp cận nền kinh tế xanh còn thấp

Do mới được ban hành, Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam chưa đi sâu vào nhận thức cũng như hành động của dân chúng nói chung. Thói quen tiêu dùng cũ, lạc hậu, thiếu sự lựa chọn là những khó khăn mà người tiêu dùng Việt Nam đang phải đối mặt trong xu hướng phát triển chung của thế giới. Đây chính là rào cản trong tăng trưởng xanh của Việt Nam địi hỏi giải pháp thích ứng.

Nhận thức của người dân về vấn đề GHG cịn rất hạn chế. Hầu như họ khơng được thơng tin về vấn đề này. Thậm chí ngay cả khi họ được thơng tin thì họ cũng

coi đây như là vấn đề xảy ra với người khác. Họ chưa nhận thức đầy đủ được những tác động tiêu cực của tình trạng này. Vì thế tình trạng chặt phá rừng, hủy hoại thiên nhiên vẫn diễn ra thường xuyên ở Việt Nam.

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều nhưng đầu ra còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của một nước nơng nghiệp có dân số đơng. Thói quen tiêu dùng các sản phẩm xanh từ nền nông nghiệp xanh của người tiêu dùng thơng minh chưa hình thành đến từng hộ gia đình vì bình quân thu nhập đầu người chưa cao, chưa phân định rạch ròi các dòng sản phẩm xanh và các sản phẩm truyền thống được sản xuất theo quy trình thơng thường trong giá cả, quảng bá, sản xuất và cung ứng ra thị trường.

Xu hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững đặt ra trong thời gian gần đây được xem là thành công về hướng đi nhưng chưa được áp dụng rộng rãi nhiều nơi trong ngành cơng nghiệp khơng khói nhưng nhiều rác.

Một số khu đơ thị mới hình thành tại các thành phố lớn mang hơi hướng của đô thị xanh, đô thị sinh thái nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ là một trở ngại không nhỏ đối với các nhà đầu tư bất động sản. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần kiên trì thay đổi tư duy và thói quen sử dụng khơng gian xanh sẽ góp phần hình thành các đơ thị xanh – sạch – đẹp trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)