Đầu tư đổi mới công nghệ xanh, phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho (Trang 51 - 57)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH

2.3 Thực trạng thúc đẩy tăng trƣởng xanh của Hàn Quốc và Trung Quốc

2.3.3 Đầu tư đổi mới công nghệ xanh, phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao

2.3.3.1 Hàn Quốc

a. Phát triển công nghệ xanh và coi đây là động lực của tăng trưởng

Trước nhu cầu phát triển công nghệ xanh nhằm mục tiêu tạo động lực cho tăng trưởng, Chính phủ Hàn Quốc đã chi khoảng 31 tỷ USD cho công nghệ xanh. Các dự án phát triển công nghệ xanh chiếm tới 81% chương trình kích thích kinh tế của Hàn Quốc (Khánh Lâm, 2011).

Trước tiên là việc thúc đẩy thương mại hố cơng nghệ xanh. Hàn Quốc xác định việc đầu tư cho công nghệ xanh là đầu tư lâu dài với hiệu quả cao trong tương lai. Mở rộng thị trường của công nghệ xanh ra thế giới là việc cần thiết.

Hàn Quốc tiến hành mở rộng đầu tư nghiên cứu phát triển và coi đây là việc đầu tư mang tính chiến lược. Hàn Quốc xác định việc thiết lập chiến lược không được tuỳ tiện mà phải ln năng động và thích ứng với tình hình mới. Đây được gọi là chiến lược Moving Target (chiến lược động) nhằm phản ánh những biến đổi giữa kỹ thuật và thị trường. Theo đó, tỷ trọng đầu tư cho kỹ thuật xanh của Chính phủ Hàn Quốc sẽ đều đặn tăng cho đến năm 2050 với mức đạt 30% vào năm 2050.

Song song với nghiên cứu, phát triển công nghệ xanh là việc xây dựng hệ thống cho công nghệ xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp xanh và từng

bước thúc đẩy chuyển giao công nghệ xanh. Hệ thống chứng nhận, kiểm định và thực thi công nghệ xanh được xây dựng trên toàn quốc.

Kế hoạch thực hiện:

Hàn Quốc đã đầu tư gấp đôi cho nghiên cứu và phát triển mơi trường, giá trị đạt 490 nghìn tỷ won năm 2012. Hàn Quốc là nước điển hình trong phát triển cơng nghệ cao bằng các chính sách Nhà nước. Các biện pháp chính sách của Hàn Quốc tập trung vào đầu tư cho hệ thống nghiên cứu và phát triển và các đối tác của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (bao gồm các doanh nghiệp tư nhân địa phương, các doanh nghiệp quốc gia, phịng thí nghiệm nghiên cứu trong các trường đại học và các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ kể cả các cộng tác viên nước ngoài). Hệ thống này hợp tác với nhau trong q trình phát triển các cơng nghệ cao chiến lược. Do phải đối mặt với giá lao động tăng cao, ô nhiễm môi trường và những khó khăn trong mối quan hệ với Trung Quốc, sự cạnh tranh của các nước trong khu vực Đơng Nam Á với giá lao động rẻ hơn, chính quyền Hàn Quốc buộc phải tài trợ nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển KHCN, đào tạo công nhân, tự động hố sản xuất và các dự án cơng nghệ cao đặc biệt là các dự án về môi trường như: dự án về công nghệ Nano, nhà ở thông minh không ô nhiễm môi trường, phát triển ngành công nghệ sinh học...

Một chương trình nhằm phát triển cơng nghệ và nguồn nhân lực của Hàn Quốc là chương trình đẩy mạnh phát triển các liên kết, hợp tác công nghệ môi trường IT.BT.NT tức là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nano với ET- công nghệ môi trường từ năm 2009 đến năm 2018. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu cơng nghệ xanh ET phối hợp hồn hảo với công nghệ thông tin IT, công nghệ sinh học BT và công nghệ Nano NT có thể tiến gần hơn đến việc thực hiện tầm nhìn chung tạo ra những thành phố thơng minh ít cacbon. Một số dự án cụ thể có kết hợp của IT.BT.NT vói ET như đất và nước ngầm (2008-2017), môi trường y tế (2010- 2019) và phục hồi hệ sinh thái.

b. Xanh hố ngành cơng nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp xanh

nghiệp Hàn Quốc. Các ngành công nghiệp chủ lực với thói quen sử dụng nguồn năng lượng từ lâu với một lượng lớn nên việc thúc đẩy chuyển đổi xanh trong các ngành này là vấn đề then chốt. Việc quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng được đề cao.

Hiện nay mục tiêu phát triển công nghỉệp xanh đã bước đầu được xây dựng nhưng cơ hội tiếp cận với công nghệ xanh của các DNVVN cịn hạn chế do chi phí đầu tư vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp này. Vì vậy Chính phủ cũng có những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các DNVVN phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với mơi trường. Mặt khác khuyến khích thành lập liên doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân, các DNVVN với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn. Như vậy các doanh nghiệp vừa có thể tranh thủ được nguồn vốn, vừa có thể tiếp cận với công nghệ xanh. Hiện nay dưới sự hỗ trợ của Chính phủ tại Hàn Quốc đã có 685 các DNVVN tham gia liên kết với các tập đoàn lớn.

Kế hoạch thực hiện:

Đẩy cao giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp xanh.

Bồi dưỡng kiến thức môi trường dựa trên các dịch vụ công nghiệp như công bố thông tin môi trường (2009) và bắt buộc ghi nhãn trên các sản phẩm sinh thái có hiệu quả (2010).

Phát triển các dịch vụ về môi trường như làm sạch đất, nước, lượng CO2 lưu

trữ trong đất, các ngành hoá chất xanh,...

Để phát triển tài nguyên sinh vật (1.500 nghìn mẫu trong năm 2008 lên 1.900 nghìn mẫu vào năm 2012), Hàn Quốc thúc đẩy liên kết giữa môi trường, sinh học và cơng nghệ thơng tin.

Với chính sách tăng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của ngành công nghiệp môi trường, Hàn Quốc thành lập Bộ Công Nghiệp Môi Trường Hàn Quốc và Viện Cơng nghệ (2009) trong đó có một bộ phận hỗ trợ xuất khẩu, cung cấp các dịch vụ toàn diện (về tư vấn chiến lược ở nước ngoài, các cuộc đàm phán xuất khẩu và các hiệp định hỗ trợ tài chính) cho các cơng ty mở rộng ra thị trường nước ngồi.

Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của ngành mơi trường Hàn Quốc năm 2004 là 21,4 nghìn tỷ won, đến năm 2012 đã đạt trên 82 nghìn tỷ won (tương đương 80 tỷ USD). Ngành công nghiệp mơi trường đóng góp 12,9% GDP của quốc gia này (Ngọc Anh, 2015). Hàn Quốc đã nhân rộng những ứng dụng công nghệ môi trường với các nước trong khu vực và trên thế giới thơng qua các chương trình hợp tác và hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trên toàn cầu như hoạt động hỗ trợ xây dựng kế hoạch tổng thể về quản lý môi trường ở các cấp (Environmental Management Master Plan – EMMM) cho tỉnh Bình Dương của Việt Nam năm 2007, Indonexia năm 2008, Campuchia năm 2009, Tazania năm 2010, Mozambique năm 2011, Peru năm 2012, Lào năm 2013 và Algeria năm 2014.

Đầu tư vào công nghiệp xanh của 30 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc tăng mạnh từ 13 tỉ USD (2008-2010) lên 19,3 tỉ USD (2011-2013) (Global Green Growth Institute, 2017) .

Đơn vị: %

Hình 1.1 Xuất khẩu các sản phẩm và cơng nghệ thơng minh xét từ góc độ khí hậu

Nguồn: Báo cáo của HSBC, Triển vọng Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc (5/2010)

2005: đứng thứ 15 thế giới 2010: vươn lên đứng thứ 7

Hàn Quốc cũng đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc hỗ trợ các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ xanh. Kết quả là số lượng dự án của các DNVVN trong ngành công nghiệp xanh đã tăng hơn 40% kể từ năm 2009.

18,80% 14,90% 9,50% 7,20% 4% 3,50% 3,20% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00%

Hệ thống chứng chỉ xanh của Chính phủ được đưa ra vào tháng 4/2010 đã chứng nhận hơn 400 trường hợp doanh nghiệp, dự án và công nghệ xanh (Hương Đỗ, 2017).

c. Thay đổi cấu trúc công nghiệp

Kế hoạch nâng cao cấu trúc ngành cơng nghiệp bao gồm hai điểm chính: Thứ nhất là việc xây dựng các KCN hợp nhất với công nghệ cao. Mở rộng sự kết hợp giữa công nghệ thông tin IT, ngành công nghiệp vật liệu mới và ngành công nghệ sinh học và coi sự kết hợp này là bước đột phá tạo ra sự thay đổi mới..

Thứ hai là phát triển các ngành dịch vụ có giá trị cao, Hàn Quốc xác định tạo bước nhảy vọt để trở thành một cường quốc về các ngành cơng nghiệp có giá trị cao bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực như thực phẩm, y học, du lịch. Với việc nâng cao chất lượng phục vụ trong ngành công nghiệp y tế U- heathcare, số người Hàn Quốc sử dụng dịch vụ này có thể tăng từ 0,02% năm 2009 lên mức 80% năm 2050. Năm 2009, hệ thống giấy cấp phép du lịch sinh thái chính thức ra đời. Một dự án mới và quy mô là dự án xây dựng con đường văn hố sinh thái dài 100 km được hồn thành vào năm 2012. Ngồi ra, nước này cịn kết hợp tài nguyên thiên nhiên với các ngành cơng nghiệp giải trí và các khu du lịch sinh thái tốt cho sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao. Ngành cơng nghiệp LOHAS - ngành công nghiệp nhấn mạnh đến sức khỏe và cuộc sống bền vững cũng được ưu tiên phát triển.

2.3.3.2 Trung Quốc

Trung Quốc đang thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi từ mơ hình chi phí sản xuất cao, gây ơ nhiễm, khơng bền vững sang mơ hình sản xuất có năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, thân thiện với mơi trường, có trình độ tiên tiến và có tính bền vững cao. Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển.

Năm 1986, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai công nghệ cao quan trọng với tên gọi Chương trình 863. Định hướng Quốc gia về Chương trình phát triển KHCN (2006-2020) được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành ngày

9/2/2006 xác định rõ: Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao; Tăng cường đáng kể đầu tư vào KHCN; Hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới doanh nghiệp. Phát triển các công nghệ mũi nhọn (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lượng mới); Tăng cường nghiên cứu các công nghệ then chốt (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; y dược…). Đây là kế hoạch phát triển KHCN dài hạn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc.

Thông qua việc cho phép thành lập các khu phát triển công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định và luật lệ liên quan như quy định về phạm vi các lĩnh vực KHCN cao được phát triển, bao gồm: vi điện tử, thông tin điện tử, không gian và vũ trụ, khoa học vật liệu, năng lượng mới và năng lượng hiệu quả cao, sinh thái và bảo vệ môi trường, khoa học về trái đất và địa lý biển, các yếu tố cơ bản và phóng xạ, khoa học về y học và vi sinh, và các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống đang được sử dụng hiện nay.

Ngay từ đầu năm 2010, tại các cuộc họp của Quốc hội và Chính phủ, Trung Quốc đã xác định cần chuyển đổi cơ cấu công nghiệp với trọng tâm là các doanh nghiệp quy mô lớn với công nghệ cao. Bảy ngành công nghiệp chiến lược gồm: năng lượng thay thế; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin thế hệ mới; sản xuất thiết bị cao cấp; các vật liệu tiên tiến; xe sử dụng năng lượng thay thế; các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Bảy ngành công nghiệp này được quy hoạch theo một chiến lược tổng thể gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 tới năm 2015, giai đoạn hai tới năm 2020, giai đoạn ba tới năm 2030. Hiện tại, ước tính giá trị mà 7 ngành cơng nghiệp này mang lại cho Trung Quốc là khoảng 2% GDP. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 1.500 tỷ USD cho phát triển các ngành này. Dự kiến, sau khi được đầu tư sẽ tăng lên 8% vào năm 2015, và 15% vào năm 2020. Đến năm 2030, trình độ phát triển cũng như năng lực của bảy ngành cơng nghiệp chiến lược này sẽ đạt trình độ tiên tiến, ngang tầm với các nước có ngành cơng nghiệp phát triển nhất trên thế giới.

Cũng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư 468 tỷ USD vào các khu vực xanh, tăng hơn 2 lần so với mức 211 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm (2006-2010), tập trung vào ba lĩnh vực: tái

chế và tái sử dụng rác thải, công nghệ sạch và năng lượng tái tạo. Ngành công nghiệp bảo vệ môi trường của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình 15-20%/năm và sản lượng cơng nghiệp dự kiến sẽ đạt 743 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm (2011-2015), so với 166 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm (2006-2010). Hệ số ảnh hưởng của khu vực mới này ước tính cao hơn 8-10 lần so với các khu vực công nghiệp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bài học cho (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)