Hậu quả trục lợi bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 32 - 34)

Mức độ thiệt hại do trục lợi bảo hiểm gây ra tại một số nước trên thế giới được Swiss Re, Số 4/2007 thống kê như sau: Nam Phi có 8-35% số vụ khiếu nại bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả có dấu hiệu trục lợi gây thiệt hại khoảng 2-3 tỷ Rand (khoảng 300-420 triệu USD); Đức có 10-30% số phí bảo hiểm thu được bị thất thoát do trục lợi trong khâu bồi thường; Thụy Sỹ có 10% quyền lợi được bảo hiểm đã được chi trả cho các yêu cầu bồi thường gian lận; New Zealand có trên 15% khiếu nại bồi thường có yếu tố trục lợi; Tại Mỹ, chỉ tính riêng các vụ đã phát hiện, mỗi năm số tiền trục lợi bảo hiểm có thể lên đến 96 tỉ USD.

Tại Việt Nam, chỉ tính tổng số vụ trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ trong giai đoạn 2007-2012 đã là 5.079 vụ, với tổng số tiền trục lợi là 215,3 tỷ đồng.

Trung bình tổn thất, sự kiện bảo hiểm về trục lợi bảo hiểm là 35,9 tỷ đồng/năm (Gia An, 2016).

Theo thống kê của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm Việt Nam, năm 2008, giá trị bồi thường trên toàn thị trường bảo hiểm là gần 500 tỷ đồng, trong đó giá trị trục lợi bảo hiểm chiếm hơn 10%. Từ năm 2007 đến năm 2011: Tổng số vụ trục lợi bảo hiểm phát hiện và xử lý trong toàn hệ thống Bảo Việt trước khi ký hợp đồng là 642 vụ, sau khi ký hợp đồng là 1.696 vụ, với số tiền bị trục lợi lên đến hàng tỷ đồng. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm y tế và tai nạn con người có tình trạng trục lợi bảo hiểm nhiều nhất, chiếm khoảng 67% tổng số vụ, kế tiếp là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm khoảng 31%, ngoài ra các nghiệp vụ bảo hiểm khác cũng như nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và nghiệp vụ bảo hiểm tàu chiếm 2%. Hình thức được các đối tượng trục lợi sử dụng nhiều nhất là tạo hiện trường giả chiếm khoảng 50%, tiếp theo là hình thức giả mạo giấy tờ chiếm khoảng 39%, các hình thức hủy hoại đối tượng bảo hiểm và lợi dụng chức vụ có nhưng không nhiều (Vũ Điển, 2012)

Trục lợi bảo hiểm không chỉ gây ra thiệt hại về tài chính mà còn nhiều hậu quả khác cho các bên liên quan.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi bảo hiểm là làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh bị hạn chế. Thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín, hỉnh ảnh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Bởi vì, phí bảo hiểm mà họ đã nộp lại phải dùng để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy, những doanh nghiệp bảo hiểm nào có nhiều vụ gian lận sẽ có mức phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp bảo hiểm kiên quyết chống và loại trừtrục lợi bảo hiểm.

Đối với xã hội, gian lận bảo hiểm là một mối nguy về đạo đức, làm tha hóa, biến chất đội ngũ quản lý nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng. Từ đó còn dẫn đến tình trạng coi thường luật pháp gây rối trật tự an ninh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)