Căn cứ vào giai đoạn bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 34 - 36)

Căn cứ vào giai đoạn bảo hiểm có thể chia trục lợi bảo hiểm thành hai loại lài trục lợi bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và trục lợi bảo hiểm trong giai đoạn thực hiện hợp đồng và khiếu nại đòi bồi thường, trong đó phổ biến nhất là trục lợi khiếu nại.

Trục lợi trong giai đoạn giao kết hợp đồng bảo hiểm là hình thức trục lợi khi cả chủ hàng tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm gian lận khi thỏa thuận cam kết nội dung tham gia bảo hiểm và cam kết bảo hiểm. Phổ biển nhất là người tham gia bảo hiểm tài sản che giấu thông tin thực sự về tài sản tham gia bảo hiểm, giá trị tài sản tham gia bảo hiểm, các rủi ro nhiều khả năng gây ra tổn thất cho tài sản tham gia bảo hiểm. Mục đích của người tham gia bảo hiểm tài sản là trục lợi phí bảo hiểm thấp, hay không bị doanh nghiệp bảo hiểm quy định ràng buộc chặt chẽ hơn trong hợp đồng bảo hiểm. Nghiêm trọng hơn, nhiều chủ tài sản còn đi mua bảo hiểm khi thực tế tài sản đã bị tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm soát tốt thông tin, số tiền phải bồi thường có thể rất lớn. Còn về phía doanh nghiệp bảo hiểm có thể trục lợi dựa trên sự

thiếu hiểu biết của khách hàng như cam kết, thỏa thuận những điều vượt quá khả năng có thể thực hiện, che giấu những thông tin thực sự về năng lực bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, cam kết quá mức về chất lượng dịch vụ, khả năng tài chính, hay đưa vào hợp đồng những điều khoản không rõ ràng liên quan đến giám định, bồi thường, thanh toán tiền bảo hiểm, các rủi ro nhận bảo hiểm, các rủi ro loại trừ, giải quyết khiếu nại và tranh chấp với chủ hàng tham gia bảo hiểm....

Trục lợi trong giai đoạn thực hiện hợp đồng bảo hiểm và khiếu nại đòi bồi thường là dạng trục lợi xảy ra khá phổ biến trong bảo hiểm tài sản. Trong giai đoạn này người tham gia bảo hiểm chủ yếu trục lợi theo 3 dạng chính:

i) Cố tình làm tổn thất tài sản tham gia bảo hiểm

Thủ đoạn trục lợi này rất đa dạng và rất tinh vi, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có nhiều kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể bị gian lận dễ dàng. Thủ đoạn này có thể thực hiện được bằng cách người mua bảo hiểm tài sản tự mình hoặc nhờ người khác làm tiêu hao tài sản hoặc phá hủy tài sản.

ii) Khai báo gian lận về bản chất của tổn thất

Người tham gia bảo hiểm có thể đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho tổn thất mà trong thực tế hoàn toàn không hề xảy ra hoặc xảy ra nhưng ở mức độ rất thấp. Người tham gia bảo hiểm có thể thổi phồng mức tổn thất bằng cách khiếu nại phóng đại giá trị bảo hiểm của tài sản bị tổn thất hay khiếu nại phóng đại số lượng tài sản thực tế bị tổn thất. Người tham gia bảo hiểm tài sản cũng có thể khiếu nại đòi bồi thường tổn thất tài sản mà thực tế hoàn toàn không được doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm.

iii) Khai báo gian lận về nguyên nhân tổn thất

Người tham gia bảo hiểm tài sản cũng có thể kê khai không đúng sự thật nguyên nhân của tổn thất cũng như mức độ tổn thất thực sự của tài sản tham gia bảo hiểm. Còn về phía doanh nghiệp bảo hiểm thường tìm mọi cách lợi dụng những nội dung chưa quy định không rõ ràng của họp đồng bảo hiểm như: điều kiện bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, rủi ro loại trừ, bồi thường số tiền bảo hiểm, mức miễn thường... để tìm cách từ chối số tiền được bồi thường chính đáng của chủ hàng tham gia bảo hiểm, khấu trừ bất họp lý số tiền đáng ra chủ hàng đáng nhẽ phải được bồi thường, hay đơn giản là cố tình kéo dài quá trình bồi thường cho chủ hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)