Căn cứ vào đối tượng tiến hành trục lợi bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 36 - 38)

Trên cơ sở quan điểm của Hiệp hội các cơ quan quản lý giám sát bảo hiếm IAIS (International Association of Insurance Supervisors), trục lợi bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm tài sản nói riêng được chia thành 3 loại: (i) nội bộ trục lợi (internal fraud), người giao kết họp đồng bảo hiểm trục lợi và khiếu nại trục lợi (policyholder fraud and claims fraud); (iii) trung gian trục lợi (intermediary fraud).

i) Nội bộ trục lợi

Đây là dạng trục lợi quản trị rủi ro khai thác bảo hiểm, nguyên nhân chủ yéu là do đạo đức của nhân viên bảo hiểm gây ra tổn thất về tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là dạng trục lợi bảo hiểm tài sản gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm.Theo IAIS, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nội bộ trục lợi bảo hiểm tài sản là sự phức tạp của cơ cấu tổ chức. Trục lợi bảo hiểm nội bộ tài sản thường xảy ra đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi cấu trúc tổ chức quá phức tạp, việc phân chia và xác định trách nhiệm không rõ ràng trong doanh nghiệp bảo hiểm; Sự phát triển khó kiểm soát của

đổi mới; Sự phát triển của các phương thức thương mại hiện đại, sự phát triển của sản phẩm và công nghệ thông tin sẽ tạo ra các nguy cơ trục lợi bảo hiểm tài sản; Bất cập cùa chính sách khen thưởng và thăng tiến của doanh nghiệp bảo hiểm. Khả năng trục lợi bảo hiểm tài sản có thể xảy ra cao hơn nếu chế độ đãi ngộ và đề bạt của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào các mục tiêu kinh doanh xác định nào đó; Biến động của môi trường kinh doanh và tình hình kinh doanh của chính doanh nghiệp bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm trải qua những giai đoạn như mua bán và sáp nhập có thể tạo ra các nguy cơ trục lợi bảo hiểm tài sản. Hay nói cách khác, trục lợi bảo hiểm tài sản thường xảy ra khi hệ thống kiểm soát và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm không hoạt động hiệu quả.

Có thể nói rằng, trục lợi bảo hiểm tài sản có thể xảy ra ở mọi cấp độ, thậm chí cả ở cấp bậc cao nhất như ban giám đốc hay hội đồng quản trị. Cấp bậc quản lý tham gia trục lợi càng cao thì sự thiệt hại về tài chính và uy tín đối với doanh nghiệp bảo hiểm càng lớn.

ii) Người giao kết hợp đồng trục lợi và trục lợi khiếu nại

Hình thức trục lợi bảo hiểm tài sản này là loại hình trục lợi mà người tham gia bảo hiểm có thể trục lợi bắt đầu từ khi bắt đầu giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản cũng như khiếu nại vả bồi thường tổn thất tài sản.

Người tham gia bảo hiểm tài sản có thể không cung cấp thông tin, hay cung cấp không đầy đủ thông tin. Đây là một dạng rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi bảo hiềm tài sản cho các khách hàng, vì nếu biết đầy đủ thông tin cũng như được biết chính xác hơn về đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đã không nhận bảo hiểm cũng như chỉ có thể nhận bảo hiểm với những điều kiện hoàn toàn khác.

Còn trục lợi khiếu nại bảo hiểm tài sản có thể xảy ra theo các trường hợp sau: Báo cáo hay khiếu lại về tổn thất, thiệt hại thực tế không xảy ra đối với tài sản; Thổi phồng quá mức tổn thất, thiệt hại của tài sản được doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm; Đưa ra bằng chứng giả mạo về rủi ro được bảo hiểm đối với tài sản; Mạo nhận về tổn thất tài sản; Dàn dựng các tai nạn gây ra tổn thất thất, thiệt hại được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Khiếu nại trục lợi bảo hiểm tài sản cũng có thể xảy ra với sự kết hợp của các dạng trục lợi nói trên.

iii) Trung gian trục lợi

Về nguyên tắc, trung gian bảo hiểm được cả doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm tài sản. Sự tin cậy này là cơ sở của các giao dịch bảo hiểm tài sản, do đó hành vi trục lợi bảo hiểm hoàn toàn có thể xảy ra nếu sự tin cậy này bị lạm dụng. Một số dạng trung gian trục lợi điển hình là: Giữ lại phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm tài sản cho đến khi phát sinh khiếu nại; Giao kết hợp đồng bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm hàng tài sản không có thật, vẫn trả phí bảo hiểm đầu tiên cho doanh nghiệp bảo hiểm và nhận hoa hồng phí rồi hủy bỏ giao kết bảo hiểm khi tiếp tục trả phí bảo hiểm lần sau; Cấu kết với ngưởi tham gia bảo hiểm tài sản ngụy tạo ra các khiếu nại đòi bồi thường hay các dạng trục lợi bảo hiếm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)