Căn cứ vào các thủ đoạn gian lận bảo hiểm tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 38 - 40)

Liên quan tới các thủ đoạn gian lận bảo hiểm tài sản thì có thể xảy ra các hình thức trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển sau:

i) Không trung thực về tài sản được bảo hiểm bị tổn thất

Đây là trường hợp rất phổ biến trong trục lợi bảo hiểm tài sản. Khi xảy ra tổn thất, chủ hàng tham gia bảo hiểm đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để

cung cấp các bằng chứng xác nhận giả mạo và các thông tin không trung thực về nguyên nhân và mức độ tổn thất thực tế của đổi tượng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không phát hiện ra hay không chứng minh được hành vi trục lợi này sẽ phải bồi thường cho các chủ hàng trục lợi này.

Người tham gia bảo hiểm tài sản cũng có thể dựng lên hiện trường tổn thất ngụy tạo, giả mạo nguyên nhân tổn thất cũng như mức độ của tổn thất của tài sản để được nhận bồi thường nhiều hơn mức đúng ra đối tượng này được nhận bồi thường cũng như còn có thể không được người bảo hiểm bồi thường.

ii) Thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng bảo hiểm

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản, chủ hàng tham gia bảo hiểm không cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm đầy đủ thông tin về rủi ro có thể xẩy ra với tài sản cũng như giá trị thực sự của tài sản tham gia bảo hiểm.

Trong giai đoạn này, một thủ đoạn trục lợi rất phổ biến là tài sản trong thực tế đã tổn thất, nhưng chủ tài sản vẫn đi mua bảo hiểm mà không cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm biết. Và ngay sau đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận được hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường với số tiền có thể là rất lớn cho một tổn thất thực tế đã xảy ra trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trong giai đoạn giao kết hợp đồng và xác định phí bảo hiểm tài sản, do không được chủ hàng tham gia bảo hiểm cung cấp đầy đủ thậm chí cung cấp sai lệch thông tin về rủi ro có thể gặp phải với tài sản hay giá trị thực của tài sản doanh nghiệp bảo hiểm có thể không đánh giá đúng mức độ rủi ro tổn thất của tài sản để xác định điều kiện bảo hiểm, rủi ro chấp nhận bảo hiểm cho chủ tài sản cũng nhự không xác định đúng phí bảo hiểm mà chủ tài sản phải mua.

Chủ tài sản có thể tham gia bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau. Khi xảy ra tổn thất, chủ tài sản có thể trục lợi số tiền bồi thường nhiều lần tổn thất thực tế. Dạng trục lợi này thường xảy ra khi thông tin trao đổi giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế, hay công tác giám định tổn thất yếu kém tại các nước chậm phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)